Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Thứ ba - 23/02/2021 09:50
Nhưng thủ tục bắt buộc phải tiến hành khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư).
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Bước 1: Xin giấy chứng nhận đầu tư; thông báo góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài.

Bước này nhà đầu tư phải chuẩn bị các hồ sơ có liên quan để nộp lên Phòng kinh tế đối ngoại, hồ sơ bao gồm: Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư hoặc văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; hộ chiếu, CMND; sao kê tài khoản ngân hàng; Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung; Bản sao một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư… (Tùy vào hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư hay xin thông báo báo góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp mà nhà đầu tư phải cung cấp các hồ sơ cụ thể).

Bước 2:

+ Trường hợp xin giấy chứng nhận đầu tư và thành lập mới dự án, doanh nghiệp thì bước tiếp theo là tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên cần lưu ý rằng đối với những doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài sẽ bị hạn chế một số nghành nghề nhất định, vì vậy khi lựa chọn nghành nghề cần tham khảo thêm tại biểu cam kết WTO mà Việt Nam cũng là một trong các thành viên.

+ Trường hợp thông báo góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp: doanh nghiệp nhận phần vốn góp, bán lại cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (đối với công ty TNHH một thành viên); tăng/thay đổi thành viên, cổ đông  (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần). Trường hợp nếu doanh nghiệp trước đó có những nghành nghề bị hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài thì doanh nghiệp cũng phải điều chỉnh lại cho phù hợp.

Bước 3:  Khắc dấu (đối với những doanh nghiệp mới thành lập hoặc có đổi tên sau khi nhận phần vốn góp).

Bước 4:  Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu.

Bước 5: Mở tài khoản ngân hàng, lưu ý đối với nhà đầu tư nước ngoài còn phải mở tài khoản vốn tại các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bước 6: Đăng ký sử dụng hóa đơn.

Trong bài viết này có một số nội dung như thủ tục thành lập doanh nghiệp (sau khi đã có giấy chứng nhận đầu tư, thông báo góp vốn,…); hồ sơ khai thuế ban đầu; mở tài khoản Chúng tôi chỉ nêu sơ bộ vì các nội dung này đã được nói khá rõ ở bài viết trước đó. Nếu bạn đọc quan tâm có thể tham khảo thêm bài viết: Các bước để thành lập và đưa một doanh nghiệp mới vào hoạt động tại website này.

⇒ NẾU CẦN TƯ VẤN, HỖ TRỢ HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây