Khởi nghiệp: Vì sao chỉ 3% thành công?

Thứ tư - 15/01/2020 16:18
Có một điểm chung trong những người khởi nghiệp là khi mới bắt đầu thì ai cũng hào hứng, khí thế bừng bừng, sẵn sàng "xông pha".
Khởi nghiệp: Vì sao chỉ 3% thành công?

Nhưng sau chỉ khoảng 1 đến 2 năm thì khí thế đó trùng xuống, có người bỏ cuộc, có người thành ra buôn bán kiếm lời, chỉ một số ít giữ được tinh thần ban đầu. Sau 3 - 4 năm thì có thể nói số lượng thành công hoặc đang có những bước đi đúng trên con đường khởi nghiệp còn lại rất ít.

Chưa có số liệu chính xác nhưng nhiều người trong cộng đồng khởi nghiệp ước tính chỉ có 3% người khởi nghiệp thực sự thành công. Thành công ở đây được hiểu là đã xây dựng được một doanh nghiệp, có thương hiệu riêng được khách hàng biết đến và tin tưởng, có lượng khách hàng ổn định, tạo ra thu nhập ổn định hằng tháng. Vì sao?

Có phải những người khởi nghiệp thành công thông minh hơn những người thất bại? Có phải những người khởi nghiệp thành công có nhiều tiền hơn những người thất bại? Có phải những người khởi nghiệp thành công có ý tưởng tốt hơn những người thất bại? Câu trả lời là "Không!".

Để khởi nghiệp thành công, bạn phải là "người khởi nghiệp", tức phải có những tố chất của người khởi nghiệp.

Một người vốn đi làm công - ngày làm 8 tiếng và tuần làm việc 40 giờ - khi ra khởi nghiệp nếu vẫn giữ thói quen làm việc như thế thì chắc chắn thất bại.

Một người đi làm công cảm thấy gò bó quá, không muốn bị người khác sai bảo và hay bắt làm những việc không thích nên nghỉ việc ra khởi nghiệp với hy vọng được tự do và sung sướng hơn. Kết quả cũng chắc chắn thất bại.

Người khởi nghiệp là người sẵn sàng làm việc 16 giờ một ngày, 7 ngày một tuần liên tục trong một thời gian dài, có thể là trong suốt 3 – 4 năm đầu khởi nghiệp.

Tuy nhiên, sẵn sàng làm việc trong nhiều giờ và nhiều ngày liên tục chưa đủ để bạn thành công khi khởi nghiệp. Người khởi nghiệp cần có những tố chất quan trọng sau đây:

1. Chịu khó: Khởi nghiệp là giai đoạn khó khăn nhất, vất vả nhất, có hàng nghìn việc bạn phải tự tay làm, trong khi bạn không có kinh nghiệm, không có sự giúp đỡ. Bạn mới ra khởi nghiệp thì mọi việc đều rất mới mẻ với bạn, bạn cũng chưa chứng mình được là mình sẽ thành công nên ít có ai sẵn sàng đi theo bạn, cũng không có hoặc rất ít người ủng hộ bạn. Tất cả đều dựa vào chính khả năng và con người bạn. Bạn bắt buộc phải chịu khó.

2. Tập trung: Vừa bước chân vào thị trường, bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng đang kinh doanh sản phẩm này thấy bạn bè kinh doanh sản phẩm khác có lời hơn thì đổi sản phẩm, kiểu đứng núi này thấy núi kia cao hơn nên đi hoài vẫn chưa thấy đích đến. Hãy tập trung đầu tư vào khâu chọn sản phẩm thật kỹ, sau khi chọn được sản phẩm rồi thì tập trung phát triển nó, xây dựng thương hiệu, marketing và bán hàng. Không có sức mạnh nào lớn bằng sức mạnh của sự tập trung, chỉ khi thực sự tập trung bạn mới có thể khởi nghiệp thành công.

3. Kiên trì: Thành công thực sự không bao giờ đến trong thời gian ngắn, cũng không có con đường tắt để đi đến thành công. Tất cả cần phải có thời gian. Bạn phải kiên trì ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm mới mong chạm tay vào thành công.

4. Bản lĩnh: Bạn chịu khó, bạn tập trung, bạn kiên trì, nhưng khó khăn vẫn cứ đến. Bởi vì đó là "đặc sản" của khởi nghiệp. Khởi nghiệp luôn đầy rẫy khó khăn. Mà giống như câu ngạn ngữ "họa vô đơn chí", khó khăn cứ đến liên tục và dồn dập. Sẽ có lúc bạn mệt mỏi rã rời, không có ai bên cạnh, cả thế giới như quay lưng lại với bạn, bạn muốn buông xuôi tất cả. Bạn phải không được sợ! Cứ từ từ, từ từ và từ từ giải quyết từng việc một, sau cơn mưa trời lại sáng. Những lúc như thế bạn phải thật "lỳ đòn". "Lâm nguy bất loạn", bản lĩnh khởi nghiệp là ở chỗ đó, nếu vượt qua được thì bạn mới xứng đáng chạm đến thành công.

Như vậy có thể nói, 97% người khởi nghiệp thất bại vì họ không phải là "người khởi nghiệp". Tin vui là tất cả chúng ta đều có thể rèn luyện để có được các tố chất trên và trở thành người khởi nghiệp. Chỉ khi bạn là người khởi nghiệp thì bạn mới có thể khởi nghiệp thành công.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây