Kinh tế thế giới khởi đầu năm 2021 trong tình trạng thế nào?

Thứ năm - 31/12/2020 10:31
Nhiều quốc gia trên thế giới phải phong tỏa nhiều tháng để kiểm soát đà lây lan của Covid-19, hạn chế đi lại qua biên giới và khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Kinh tế thế giới khởi đầu năm 2021 trong tình trạng thế nào?

Dịch bệnh Covid-19 đẩy kinh tế toàn cầu rơi vào một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất lịch sử và chúng ta vẫn chưa thể hoàn toàn chắc chắn khi nào kinh tế thế giới mới có thể hoàn toàn hồi phục.

Những bước tiến gần đây trong công tác nghiên cứu và sản xuất vaccine phần nào làm tươi sáng hơn triển vọng của nền kinh tế, nhưng một vài nhà kinh tế học chia sẻ rằng khả năng tiếp cận vaccine chậm tại các quốc gia đang phát triển có thể khiến quá trình quay trở lại với các hoạt động bình thường trước đại dịch kéo dài thêm.

Ngay tại các quốc gia phát triển, những biện pháp cách ly xã hội được áp dụng tại châu Âu nhằm ngăn chặn đà lan rộng của một đợt lây nhiễm mới đây cũng sẽ là nguyên nhân khiến quá trình phục hồi ngày thêm dài.

 

kinh te

"Việc triển khai các loại vaccine sẽ có những tác động tích cực nhất thời nhưng phải chờ tới năm 2022", các nhà kinh tế học Citi Group chia sẻ trong báo cáo công bố hồi đầu tháng 12/2020. Nhưng vẫn còn đó những "bước tiến triển rõ ràng" đối với nền kinh tế toàn cầu trong năm 2021, một phần là vì "việc để có một năm mới tốt hơn so với năm 2020 là điều không hề khó".

Các hoạt động thương mại suy giảm sâu

Đà lan rộng nhanh chóng của Covid-19, được phát hiện đầu tiên tại Trung Quốc, buộc nhiều quốc gia phải thực hiện các biện pháp cách ly xã hội trong nhiều tháng của năm 2020, qua đó, kéo tụt các hoạt động kinh tế.

Và kết quả là GDP nhiều quốc gia, phương pháp đo lường các hoạt động kinh tế phổ biến nhất, đã giảm xuống mức thấp chưa từng có.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ sụt giảm tới 4,4% trong năm 2020, trước khi hồi phục mạnh với mức tăng trưởng 5,2% trong năm 2021. IMF cho biết trong tháng 10/2020 rằng kinh tế toàn cầu bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi, nhưng cũng không quên đưa ra cảnh báo quá trình quay trở lại với thời kỳ tiền đại dịch sẽ "kéo dài và nhiều biến động".

Hạn chế đi lại vẫn tiếp tục

Một trong những biện pháp phong tỏa được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới đó là đóng cửa hoàn toàn hoặc một phần biên giới, khiến cho việc lưu chuyển quốc tế bị gián đoạn.

Tính đến ngày 1/11/2020, hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ đã gỡ bỏ phần nào các quy định hạn chế đi lại, theo Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UNWTO).

Kinh tế thế giới khởi đầu năm 2021 trong tình trạng thế nào? - Ảnh 1.

Tuy nhiên, nhiều biện pháp hạn chế khác vẫn được duy trì nhằm giới hạn sự dịch chuyển giữa biên giới các quốc gia, theo UNWTO. Trong đó bao gồm chỉ mở cửa biên giới đối với khách du lịch tới từ các quốc gia hoặc điểm đến cụ thể, yêu cầu khách du lịch phải thực hiện xét nghiệm Covid-19 âm tính trước khi cho phép họ nhập cảnh, yêu cầu du khách phải cách ly hoặc tự cách ly tại thời điểm đến.

Thất nghiệp tăng cao

Một trong những hệ quả nặng nề nhất của đại dịch và đồng thời là mức tăng trưởng thấp của các nền kinh tế đó chính là tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), một định chế liên chính phủ, cho biết tại một vài quốc gia, những tác động ban đầu của dịch bệnh Covid-19 lên thị trường lao động "lớn hơn gấp 10 lần so với những tháng đầu tiên của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008".

Kinh tế thế giới khởi đầu năm 2021 trong tình trạng thế nào? - Ảnh 2.

Tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực đồng tiền chung châu Âu, OECD, Nhật Bản và Mỹ qua các năm.

"Những người lao động dễ bị tổn thương đang phải chịu những hệ quả của cuộc khủng hoảng. Người lao động lương thấp trở thành lực lượng chính đảm nhiệm những dịch vụ thiết yếu trong quá trình cách ly xã hội, thường phải đối mặt với nguy cơ cao lây nhiễm với virus trong quá trình làm việc", OECD cho biết trong một báo cáo.

"Họ cũng phải đối mặt với thực trạng giảm thu nhập".

Nợ công tăng cao

Nhiều chính phủ đẩy mạnh chi tiêu cho các dự án tạo ra việc làm và hỗ trợ người lao động. Trên quy mô toàn cầu, các biện pháp nhằm mục tiêu giảm thiểu thiệt hại của dịch bệnh đã tiêu tốn số tiền lên tới 12.000 tỷ USD, theo IMF.

Mức độ chi "đáng kinh ngạc" trên đẩy tỷ lệ nợ công toàn cầu lên mức cao kỷ lục nhưng các chính phủ cũng không nên rút lại các chính sách tài khoá quá sớm, theo IMF.

Kinh tế thế giới khởi đầu năm 2021 trong tình trạng thế nào? - Ảnh 3.

Tỷ lệ nợ công so với GDP tại các nền kinh tế phát triển, khu vực đồng tiền chung châu Âu, Mỹ, các nền kinh tế đang phát triển và Trung Quốc.

"Với việc nhiều người lao động vẫn chưa tìm được việc làm, các doanh nghiệp nhỏ đang gặp rất nhiều khó khăn, và có thể sẽ có đến 80 đến 90 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói trong năm 2020, ngay cả khi họ đã nhận được các biện pháp hỗ trợ xã hội bổ sung, vẫn là quá sớm để các chính phủ cho dừng các biện pháp hỗ trợ chưa từng có này".

Ngân hàng trung ương vào cuộc

Các ngân hàng trung ương sẽ hành động để có thể trợ giúp nền kinh tế thông qua việc cắt giảm lãi suất. Tại nhiều quốc gia, mức lãi suất được điều chỉnh xuống thấp kỷ lục, điều đó cũng sẽ giúp các chính phủ có thể quản lý được khoản nợ của mình.

Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), cơ quan mà mỗi động thái của họ có tác động lên toàn thế giới, hạ lãi suất về cận 0% và cam kết sẽ không tăng lãi suất trở lại cho tới khi lạm phát vượt ngưỡng mục tiêu 2%.

Kinh tế thế giới khởi đầu năm 2021 trong tình trạng thế nào? - Ảnh 4.

Quy mô bảng cân đối kế toán và chính sách lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu, Fed và Ngân hàng Nhật Bản qua các năm.

Ngân hàng trung ương tại các quốc gia phát triển, trong đó bao gồm Fed và Ngân hàng Trung ương châu Âu gia tăng thu mua tài sản để bơm thêm tiền vào hệ thống tài chính. Đó là một bước đi cũng được áp dụng bởi nhiều ngân hàng trung ương tại các nền kinh tế mới nổi trong quá trình họ đi tìm những biện pháp hữu hiệu nhằm "cứu vớt" nền kinh tế vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây