Duy trì khoảng cách là bậc thầy giao tiếp của người thông minh

Thứ ba - 30/06/2020 08:35
Trong phần đời còn lại, bạn không cần phải đưa tất cả mọi người mình từng gặp vào trong cuộc sống của mình. Cái gọi là "người thông minh trong giao tiếp", không nhất thiết lúc nào cũng phải tỏ ra quá thân thiện và tử tế.
Duy trì khoảng cách là bậc thầy giao tiếp của người thông minh
"Một người thông minh trong giao tiếp là người như thế nào?"
"Khi bạn gặp người đó, anh ta có thể thấu hiểu hoàn cảnh của bạn, tôn trọng quan điểm của bạn, khiến bạn cảm thấy thoải mái khi ở bên anh ta.
 
Nhưng khi bạn muốn tiến thêm một bước, khiến mối quan hệ đôi bên thêm gần gũi, thì anh ta lại luôn giữ một khoảng cách nhất định với bạn, khiến bạn luôn cảm thấy đôi bên như bị ngăn cách bởi một bức tường."
 
Cái gọi là "người thông minh trong giao tiếp", không nhất thiết lúc nào cũng phải tỏ ra quá thân thiện và tử tế. Trước khi hiểu rõ hoàn toàn một người hay thực lòng muốn kết giao nhiều hơn với người đó, chúng ta nên giữ một khoảng cách nhất định.
 
1. Cái giá của giao tiếp trên bàn nhậu
 
Trong các hoạt động dùng để giao tiếp xã hội, có một thứ bất kể là việc lớn hay việc nhỏ, đa số nhiều người thường rất thích tham gia: đó là rủ nhau đi ăn nhậu!
 
Dù say đến bất tỉnh, bệnh đau dạ dày tái phát, khiến gia đình lo lắng, họ cũng không ngần ngại.
 
Tại sao vậy?
 
Có người không phải "con sâu rượu", nhưng họ lại tin rằng, nói chuyện trên bàn nhậu là cách tốt nhất để xử lý tốt mọi vấn đề và kéo gần khoảng cách.
 
Nhưng thực tế thì chưa chắc đạt được hiệu quả nhiều như họ nghĩ.
 
Một ví dụ điển hình bên cạnh tôi chính là anh bạn Lâm. Anh ta chỉ mới bắt đầu điều hành một công ty quảng cáo nhỏ, nên để tích lũy "độ dày" của danh bạ, nhằm kiếm thêm nhiều đơn hàng, anh ta đã luôn dành thời gian bên ngoài mời người khác đi nhậu.
 
Có hôm, vị khách anh ta tiếp đãi là một người nghiện rượu, yêu cầu anh ta uống cùng từ tối đến sáng. Khi đó, vợ anh ta cũng đi công tác, con nhỏ ở nhà một mình không ai trông.
 
Nhưng sáng hôm sau khi tỉnh lại, khách hàng này lại đổi ý, không muốn kí hợp đồng với Lâm.
 
Nói trắng ra, khách hàng bảo rằng thông qua cuộc trò chuyện, anh ta thấy công ty của Lâm không có triển vọng đầu tư nên không muốn hợp tác.
 
Những cuộc tụ tập náo nhiệt không ý nghĩa trong quá khứ chỉ là sự tô điểm cho những tình cảm nhất thời, không phải bằng chứng chứng minh người khác công nhận hai người là bạn!
 
2. Không phải ai cũng đáng để kết giao!
 
Chuyện cổ tích kể rằng:
 
Một tiều phu lên rừng đốn củi gặp một người chăn cừu. Vì nhàm chán, người chăn cừu lôi kéo anh tiều phu kia đến nói chuyện.
 
Anh tiều phu vì muốn người chăn cừu vui, đã bỏ công việc mình lại và trò chuyện cùng người chăn cừu.
 
Đến khi trời tối, người chăn cừu vội tạm biệt dắt cừu về nhà, trong khi anh tiều phu lại tay không trở về. Câu chuyện trở thành trò cười của người trong làng, họ cười bảo anh:
 
"Sao anh ngốc thế, anh đi chặt củi, còn anh ta đi chăn cừu. Anh nói chuyện với anh ta cả ngày, cừu anh ta thì ăn no căng, còn củi của anh ở đâu?"
 
Trong cuộc sống có không ít người như anh tiều phu, vì muốn tỏ ra mình "hòa nhập" với mọi người, tạo "cảm giác tồn tại", hoặc đơn giản là vì lương thiện. Mà họ lại vì thành toàn con đường của người khác mà buông tha cho con đường của mình.
 
Trong cuốn sách "A Ly Forever Station" có một câu nói thế này:
 
"Cả đời người, chúng ta sẽ gặp 8 263 563 người, chào hỏi 39 778 người, quen biết 3619 người, và thân thiết với 275 người, nhưng cuối cùng, bọn họ đều sẽ phân tán nhau trong biển người."
 
Con người gặp rồi tan, đó là lẽ thường trong cuộc sống, không có gì phải hối tiếc.
 
Bạn bè không cùng chí hướng thì đừng miễn cưỡng.
 
Người yêu không còn tình cảm thì đừng níu kéo.
 
Những mối quan hệ đã rạn nứt thì không cần cố ép buộc.
 
Những người không cần thiết đừng để họ bước vào cuộc sống riêng của chúng ta!
 
Con người càng lớn, số bạn xã hội dần giảm, họ chỉ tập trung chăm chút cho những mối quan hệ chân thực. Bởi vì khi đến một độ tuổi nhất định, họ nhận ra thứ bản thân cần rất đơn giản, không cần cả thế giới hiểu họ, chỉ cần một hoặc hai người bạn, cùng nhau ngồi nhâm nhi tách cà phê, bàn về cuộc sống lý tưởng mà họ muốn.
 
Thế nên, trong phần đời còn lại, bạn không cần phải đưa tất cả mọi người mình từng gặp vào trong cuộc sống của mình.
 
3. Thay vì chăm chút mối quan hệ thừa thãi, chi bằng ở một mình!
 
"Điện thoại của bạn có bao nhiêu số trong danh bạ?"
 
"Trong đó có bao nhiêu người thật sự là bạn chân chính?"
 
Nhà văn người Mỹ Thoreau đã từng sống ẩn dật bên bờ hồ Walden. Hai năm đó, ông ấy rất nhàn nhã và vui vẻ khi chỉ cần tiếp xúc với một thiên nhiên chân chất. Những người khác từng hỏi ông có cảm thấy cô đơn hay không? Và ông trả lời rằng:
 
"Tôi cảm thấy ở một mình giúp tôi thoải mái về tinh thần và thể chất. Thật không ngờ khi cố gắng hòa nhập với những người ưu tú mới là lúc tôi cảm thấy cô đơn nhất. Còn bây giờ, tôi cảm thấy rất thân thiết với nơi đây."
 
Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi ở cùng với đám đông, tốt hơn là hãy bay một mình như đại bàng, dù màn đêm có lạnh lẽo, vẫn mang hương vị cuộc sống hơn là những ngày tháng ép mình làm những điều bản thân không thích.
 
Quý nhân của cuộc sống luôn là chính mình. Đối với những ai muốn nhờ vả vào các mối quan hệ xã hội, hãy mau từ bỏ ý tưởng muốn đi đường tắt đó. Nếu bạn không có thực lực để thu hút người khác, mọi thứ chỉ là một sự ảo tưởng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây