Khi người ta thưởng thức của ngon vật lạ thì họ lại đổ mồ hôi như mưa trong phòng tập thể hình. Ngày cuối tuần, người ta lười biếng ngủ nướng đến tận trưa thì họ vẫn kiên trì như mọi ngày: Dậy sớm, chạy bộ, đọc sách, làm việc… Người như vậy thật chẳng có gì thú vị, thậm chí cứ như là đang ngược đãi bản thân vậy, cuộc sống cũng chẳng còn chút thoải mái, tự do nào.
Nhưng sự thật là: người tự kỷ luật lại tự do hơn nhiều so với người vô kỷ luật. Nếu một người chỉ luôn làm những gì mình muốn, coi trọng hưởng thụ mà không biết nỗ lực, thì rõ ràng họ không có trách nhiệm với bản thân mình. Hiện tại dường như là tự do, nhưng một ngày kia, họ sẽ phát hiện rằng mình đã trì trệ quá lâu, không còn theo kịp những người biết kỷ luật nữa rồi.
Khoảng cách giữa người biết kỷ luật và người không kỷ luật là rất tinh tế. Một ngày, hai ngày có thể bạn sẽ không nhìn ra. Một tháng, hai tháng e rằng vẫn chưa thể nhận ra. Nhưng một năm, hai năm, thậm chí mười năm, hai mươi năm, chắc chắn bạn sẽ nhìn thấy sự khác biệt rõ ràng. Người tự kỷ luật và người không kỷ luật cuối cùng rồi sẽ đi trên những con đường hoàn toàn khác nhau. Càng tự kỷ luật, lời nói càng có trọng lượng, đường đời càng thành công và cuộc sống càng hạnh phúc Còn mỗi một hành vi vô kỷ luật, đều là tự làm khổ bản thân mình. Không cam chịu làm nô lệ của ham muốn tầm thường, sự tự kỷ luật sẽ thúc đẩy chúng ta sống tích cực và thành công hơn.
CÓ THỂ KIÊN TRÌ ĐƯỢC, ĐÓ CHÍNH LÀ KỶ LUẬT
Những người có thể thành công và đã đạt được thành công đều là những người rất kỷ luật. Người có thể giữ kỷ luật vừa đáng khâm phục lại vừa đáng kính. Nếu người đó là bạn bè sẽ là tấm gương cho bạn học tập, nếu đó là người anh, người chị sẽ là động lực giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn.
Khi còn trẻ, bạn không nhận ra rằng chính ở độ tuổi này mới là tiền đề cho tương lai. Cái lứa tuổi cần xây dựng, vun trồng chứ không phải chờ đợi và hưởng thụ. Chúng ta thường nghĩ đời người sống được mấy mà lại không tận hưởng niềm vui trước mắt. Cuộc sống này tươi đẹp đến vậy nhưng lại rất ngắn ngủi, nếu bạn không tận hưởng thì đến lúc chết đi rồi có phải rất uổng phí hay không?
Chúng ta tưởng rằng buồn thì say cho quên sầu, thích thì ăn chẳng cần màng gì sức khỏe. Cho đến sau này, chúng ta mới có thể phát hiện ra, mỗi một hành vi vô kỷ luật của bản thân không làm khổ ai khác ngoài tự làm khổ chính cơ thể của mình. Muốn thành công hãy học cách giữ kỷ luật. Kỷ luật sẽ thúc đẩy bạn sống một cách tích cực và sớm đạt được thành tựu hơn.
Tại sao phải kỷ luật?
Con người thường có một kiểu, thích nhìn thấy thành công của người khác và chỉ dừng lại ở đó. Chúng ta không biết rằng trước khi có được kết quả thành công như ngày hôm nay thì những người mà chúng ta đang nhìn bằng ánh mắt ngưỡng mộ ấy đã phải nỗ lực nhiều đến đâu. Thậm chí không ít lần chúng ta cười nhạo rằng: Giữ nguyên tắc thật khô khan, nhàm chán. Rõ ràng những người khác đang vui vẻ, thì những người giữ kỷ luật lại đang vùi mình trong sách vở. Khi chúng ta đang thoải mái chọn món ăn ngon ngoài kia thì họ lại vật vã với những bài tập thể dục kéo dài cả tiếng đồng hồ.
Thậm chí cả ngày nghỉ cũng không dành cho mình thời gian để nghỉ ngơi, họ vẫn thực hiện thói quen dậy sớm, tập thể dục, đọc sách. Chúng ta cho rằng họ đang ngược đãi bản thân, nhưng kỳ thực họ lại đang chăm sóc sức khỏe và bảo vệ cơ thể mình rất tốt. Họ không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn khiến tư duy của mình tốt hơn.
Người kỷ luật hay người vô kỷ luật tự do hơn?
Bên ngoài, chúng ta thường cho rằng người kỷ luật là những người luôn bị gò bó bởi thời gian mà không nhận ra một sự thật rằng người kỷ luật tự do hơn nhiều so với người vô kỷ luật. Khi những người khác đang bận nỗ lực, bận cố gắng thì bạn lại mải mê với việc hưởng thụ mà không hề biết nỗ lực thì rõ ràng bạn đang không có trách nhiệm với chính bản thân mình.
Sự thật cho ta biết rằng hiện tại bạn cảm thấy tự do nhưng chẳng bao lâu nữa bạn sẽ trì trệ và không thể nào theo kịp được người biết kỷ luật. Cái khoảng cách giữa người kỷ luật và người vô kỷ luật vô cùng nhỏ. Một hai ngày làm sao bạn nhìn ra, thậm chí đến một hai tháng bạn vẫn mông lung với nó. Nhưng chỉ 1 năm, 2 năm sau bạn sẽ phát hiện ra sự thật khác biệt thay đổi đến mức nào.
Tự kỷ luật khiến lời nói của bạn có trọng lượng
Người vô kỷ luật vui vẻ với những thú vui tầm thường, trong khi ấy người kỷ luật lại định hướng được mong muốn của bản thân. Rõ ràng, những người xác định được mục tiêu của mình họ sẽ không để thời gian và năng lượng phung phí vào những thứ vô nghĩa. Chỉ khi có thể sử dụng thời gian một cách tối ưu, quý trọng thời gian mình có và dùng nó để hoàn thiện bản thân thì tương lai bạn mới mong mình trở thành người có giá trị.
Con người muốn lời nói của mình có trọng lượng và có được thành công, hạnh phúc trong cuộc sống thì càng phải tự mình biết giữ kỷ luật. Tự giác kỷ luật không phải chỉ đơn thuần bằng lời nói. Người có thể kiên trì bằng hành động mới là người đạt được thành tựu.
Kiên trì chính là kỷ luật
Con người có thể vượt lên đỉnh cao chắc chắn là người dùng toàn bộ ý chí và luôn sẵn sàng vượt qua khó khăn, kiên trì tiến về phía trước. Vốn dĩ, để thành công không thể đi đường gần, đã không thể đi gần lại càng không thể hấp tấp, vội vàng được. Mỗi bước đi trên đường đời sẽ mang tính ảnh hưởng, quyết định rất lớn đến tương lai của bạn nên hãy bước từng bước thật chắc chắn.
Thay vì để giấc mơ của mình bị bóp nghẹt trên giường hãy tự kỷ luật ngay từ bây giờ. Thức dậy sớm, nỗ lực hoàn thành tốt mọi việc và tương lai bạn có thể trở thành hình tượng mà mình yêu thích, cuộc sống mà mình mong đợi. Con người càng chăm chỉ, nỗ lực, càng tự kỷ luật thì lại càng trở nên xuất sắc. Bởi lẽ, không phải người xuất sắc mới tự giác và kỷ luật, mà là tự giác và kỷ luật rồi mới trở thành người xuất sắc
KHÔNG PHẢI NGƯỜI XUẤT SẮC MỚI TỰ KỶ LUẬT, MÀ LÀ TỰ KỶ LUẬT MỚI TRỞ THÀNH NGƯỜI XUẤT SẮC
Những người có thể chân chính vươn đến đỉnh cao, chắc chắn luôn là người chuyên tâm dồn chí, luôn luôn kiên trì tiến lên phía trước. Muốn thành công không thể đi đường gần, lại càng không thể hấp tấp vội vàng. Mỗi bước đi hãy luôn là những bước chắc chắn. Chân chính tự kỷ luật, chúng ta có thể trở thành hình tượng mà mình yêu thích, sống cuộc sống mà mình mong muốn.
- Cuộc sống chỉ mang đến cho bạn 10% cơ hội, 90% còn lại là cách mà bạn phản ứng với nó.
- Hãy tìm kiếm 3 sở thích của bạn: Một cái để kiếm tiền, một cái để bạn phát triển và một cái để sáng tạo.
- Để có thể thành công, bạn buộc phải tin rằng bạn có thể.
- Không có gì là không thể với một người luôn biết cố gắng.
- Nghĩ quá nhiều sẽ hủy hoại bạn. Hủy hoại thực tại, thay đổi mọi thứ xung quanh, khiến bạn lo lắng và làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn bạn nghĩ.
- Hãy luyện tập như thể bạn chưa bao giờ chiến thắng. Hãy hành động như thể chưa bao giờ bạn thất bại.
- Chỉ cần bạn không dừng lại thì việc bạn tiến chậm cũng không là vấn đề.
- Bất kỳ ai cố gắng "dìm" bạn xuống thì họ đều thua kém bạn.
- Cách để bắt đầu đó là dừng việc nói lại và hãy bắt đầu làm.
- Hãy lắng nghe một cách cẩn thận điều người khác nói với bạn về một ai đó. Đấy chính là cách mà họ sẽ nói với ai đó về bạn.
- Giữ đôi mắt của bạn hướng lên bầu trời và đôi chân trên mặt đất.
- Có hai điều cần nhớ trong cuộc sống: Hãy chăm sóc suy nghĩ của bạn khi bạn một mình và hãy cẩn trọng với lời nói khi ở chốn đông người.
- Hãy không ngừng học hỏi. Nếu bạn là người thông minh nhất trong phòng thì thực sự là bạn đã ở nhầm chỗ.
- Đừng đánh mất bản thân mình khi cố gắng níu giữ người mà không hề quan tâm tới việc sắp mất bạn.
- Hãy làm những thứ khó khăn khi chúng còn dễ dàng và làm những thứ vĩ đại khi chúng còn nhỏ bé. Hành trình ngàn dặm bắt đầu bằng những bước chân.
- Hãy dừng để ý tới những khó khăn của bạn mà hãy biết ơn những gì bạn có.
- Không chuẩn bị nghĩa là bạn đã sẵn sàng cho việc thất bại.
- Bạn muốn biết bạn là ai? Đừng hỏi nữa. Hãy hành động! Hành động sẽ định nghĩa con người bạn.
- Trong khi bạn nhìn họ như những gã "điên" thì chúng tôi nhìn họ như những thiên tài. Bởi vì chỉ có những người điên đến mức nghĩ là có thể thay đổi thế giới thì mới là những người làm được.
- Không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ từ bỏ.
- Muốn bay cao, đừng nỗ lực nửa vời, hãy nỗ lực hết sức.
- Sự khác biệt của người thành công với người thất bại không nằm ở sức mạnh, hiểu biết, kiến thức, mà là ở ý chí.
- Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng sẽ thành công, nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại.
- Tôi rất biết ơn với người đã nói không với tôi, nhờ vậy mà tôi biết cách tự mình giải quyết vấn đề.
- Muốn thành công phải qua nhiều thất bại. Trên đường đời có dại mới có khôn.
- Thành công không phụ thuộc vào kiến thức mà vào cách áp dụng kiến thức.
- Cuộc sống này vốn dĩ không công bằng. Hãy tập làm quen với điều đó.
- Đừng bao giờ đánh mất niềm tin vào bản thân. Chỉ cần tin là mình có thể làm được là bạn lại có thêm lí do để cố gắng thực hiện điều đó.
- Niềm tin vào chính mình có sức mạnh xua tan bất kì sự hoài nghi nào của người khác.
- Ước mơ là không có ngày hết hạn, hãy hít thở sâu, và cố gắng thêm lần nữa.
- Nếu bạn không thử. Bạn sẽ không bao giờ biết được bạn có thể làm được những gì.
- Đừng thở dài hãy vươn vai mà sống, bùn dưới chân nhưng nắng ở trên đầu.
- Không bao giờ cúi đầu, không bao giờ bỏ cuộc hay chỉ ngồi than thở. Hãy tìm một cách thức khác để đương đầu.
- Dù cuộc đời khập khiễng, nhưng thượng đế rất công bằng ở chỗ. Mỗi chúng ta đều có 24 giờ mỗi ngày.
- Trong cuộc sống, nơi nào có một người chiến thắng, nơi đó có một người thua cuộc. Nhưng người biết hi sinh vì người khác luôn luôn là người chiến thắng.
- Để có thể thành công, bạn buộc phải tin rằng bạn có thể.
- Không có gì là không thể với một người luôn biết cố gắng.
- Bất kì ai đều “dìm” bạn xuống, họ đều xứng đáng thua bạn.
- Cách để bắt đầu là hãy dừng việc nói lại và hãy bắt đầu làm.
- Giữ đôi mắt của bạn hướng lên bầu trời và đôi chân trên mặt đất.
- Có hai điều cần nhớ trong cuộc sống: Hãy chăm sóc suy nghĩ của bạn khi bạn một mình và hãy cẩn trọng với lời nói của mình nơi chốn đông người.
- Hãy làm những thứ khó khăn khi chúng còn dễ dàng và làm những thứ vĩ đại khi chúng ta còn nhỏ bé. Hành trình ngàn dặm bắt đầu từ những bước chân.
- Không chuẩn bị có nghĩa là bạn đã sẵn sàng cho việc thất bại.
- Bạn muốn biết bạn là ai? Đừng hỏi nữa. Hãy hành động! Hành động sẽ định nghĩa con người bạn.
- Bạn không cần phải to lớn để bắt đầu, nhưng bạn phải bắt đầu để trở nên to lớn.
- Lạc đường không đáng sợ, đáng sợ nhất là không biết mình đi đâu. Một khi bạn đã quyết tâm đi đến cùng, thì hướng nào cũng sẽ đến đích.
- Sức mạnh không được tạo ra từ những thứ bạn có thể làm, nó được tạo ra từ nỗ lực vượt qua những thứ bạn nghĩ mình không thể vượt qua.
- Điều thú vị nhất trong cuộc sống là làm những điều mà mọi người nói rằng bạn không thể.
- Bất kỳ một sự đả kích nào cũng không nên trở thành cái cớ cho mình sa ngã. Mình không thể thay đổi thế giới nhưng mình có thể thay đổi bản thân mình. Việc cần làm là chọn lựa một con đường đúng đắn và kiên trì bước tiếp.
- Người quan tâm đến tôi, tôi sẽ quan tâm lại gấp bội!
- Người ta nghĩ sao về bạn, không có liên quan gì đến bạn. Bạn sống thế nào, cũng không có liên quan gì đến người ta.
- Thể diện rốt cuộc bao nhiêu tiền một cân? Tại sao chúng ta phải để tâm đến cách nhìn của người khác.
- Có một ngày bạn sẽ hiểu, lương thiện khó hơn thông minh nhiều. Thông minh là một loại tài năng thiên phú, còn lương thiện lại là một sự lựa chọn.
- Tất thảy mọi vấn đề đều là vấn đề của bản thân.
SỰ NGU DÓT LÀ KẺ THÙ NGUY HIỂM CỦA CÁI THIỆN HƠN CẢ CÁI ÁC
Ta có thể phản đối cái ác.
Ta có thể nhục mạ nó – và nếu cần thiết chống lại bằng vũ lực. Vì bản chất cái ác luôn mang mầm mống của sự tự huỷ diệt, ít nhất nó còn khiến kẻ mang điều ác cảm thấy đôi chút bất an. Còn sự ngu dốt thì không.
Chúng ta không thể đánh nó, cho dù ôn hoà hay bạo lực.
Ngược lại với cái ác, kẻ ngu dốt hoàn toàn hài lòng với bản thân, đúng vậy, hắn thậm chí còn trở nên nguy hiểm một cách kích động khi bị tấn công. Vì vậy phải đối diện với sự ngu dốt một cách thận trọng hơn là đối với cái ác, vì lý lẽ không bao giờ có khả năng thuyết phục; nó vô nghĩa và nguy hiểm. Xem xét kỹ hơn, ta sẽ thấy rằng bất kỳ sự phát triển quyền lực mạnh mẽ nào từ bên ngoài đều do sự ngu xuẩn tràn ngập như thể một quy luật tâm lý - xã hội.
Sức mạnh của một kẻ muốn tăng lên cần sự ngu ngốc của kẻ khác bù vào. Quá trình chuyển hoá này đương nhiên không phải là trí tuệ của người ta đột nhiên khô héo hoặc biến mất, mà là dưới ấn tượng quá lớn của sự phát triển quyền lực, từng cá nhân kia bị cướp mất sự độc lập bên trong của mình, và bây giờ anh ta – ít nhiều trong vô thức – từ bỏ quy tắc ứng xử riêng của bản thân đối với các tình huống trong cuộc sống.
Và khi đã trở thành một công cụ không có ý chí, kẻ ngu ngốc cũng có khả năng làm mọi thứ xấu xa không kém kẻ ác, đồng thời lại còn không có khả năng nhận ra đây là tội ác. Qua đó, tính người cuối cùng trong hắn ta sẽ bị hủy hoại vĩnh viễn.