Do vậy Tòa án, trọng tài chỉ chấp nhận yêu cầu bên đối phương phải thanh toán khoản phí thuê luật sư tùy từng trường hợp thực tế. Hiện nay thì các vấn đề liên quan đến pháp lý ngày càng nhiều và nhu cầu bảo vệ quyền lợi của bản thân ngày một nâng cao. Cho nên nhu cầu thuê luật sư cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Nhiều người đặt ra sự quan tâm về chi phí thuê luật sư khởi kiện thì hết bao nhiêu?
Thuê luật sư khi nào?
Cùng với sự phát triển của thị trường pháp lý ở Việt Nam thì thuê luật sư không còn là quá xa lạ đối với mọi người, luật sư trở thành một thuật ngữ quen thuộc và ngành luật sư cũng nhận được sự quan tâm của nhiều người. Khi gặp những vấn đề liên quan đến pháp luật thì người dân cũng dần có xu hướng là tìm luật sư để tư vấn và để được bảo vệ quyền và lợi ích của chính bản thân mình. Hiện nay trong tình trạng kinh tế phát triển và nhu cầu pháp lý ngày càng cao thì luật sư có thể tìm thấy được ở bất cứ nơi nào
Hiện nay thì với những gia đình có điều kiện kinh tế tốt thì họ thường sẽ thuê một luật sư riêng cho mình để được bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Đây thường là một trong những lựa chọn thông minh của rất nhiều khách hàng bởi có thể nói rằng chi phí thuê một luật sư để họ tư vấn hỗ trợ pháp lý cho mình sẽ không tốn kém bằng việc để xảy ra vấn đề rồi mới thuê luật sư vì chi phí tranh tụng khá là cao và còn tốn nhiều thời gian công sức tiền bạc.
Bạn cần thuê luật sư cho những trường hợp sau:
- Tìm luật sư tư vấn những vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai, tài sản hoặc quyền nuôi con, thừa kế... thì nên thuê luật sư nếu cảm thấy vụ việc đi vào hướng bất lợi cho chính mình.
- Thuê luật sư khi cần người đại diện đàm phán
- Thuê luật sư khi thực hiện các giao dịch liên quan tài sản như là mua bán nhà, mua bán đất...
- Thuê luật sư trong các vụ việc hình sự như bạn bị khởi kiện, bị bắt, bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, khi bị tạm giữ, khi bạn là bị cáo bị can, khi bạn là người bị hại hoặc nguyên đơn; khi bạn là bị đơn trong vụ án hình sự....
Tính chi phí thuê luật sư như thế nào?
Chi phí thuê luật sư hiện nay thì bao gồm 2 khoản kinh phí chính đó là kinh phí để luật sư thực hiện vụ việc cho bạn và tiền thù lao của luật sư, hiện nay thì chi phí thuê luật sư sẽ được các công ty luật hoặc văn phòng luật sư thỏa thuận với khách hàng. Chi phí thuê luật sư ở các văn phòng luật hay là ở các công ty luật hiện nay thì có thể công khai hoặc không công khai tùy thuộc vào mỗi công ty. Chi phí thuê luật sư được căn cứ vào các yếu tố như là : Khối lượng công việc mà luật sư phải tiếp nhận, thời gian thực hiện công việc đó( tra cứu tài liệu, gặp gỡ khách hàng,...), mức độ khó và phức tạp của công việc, kinh nghiệm của luật sư, và còn tùy thuộc vào mỗi yêu cầu về công việc của các khách hàng mà có những mức giá khác nhau.
Khách hàng có thể lựa chọn một trong các phương thức thuê luật sư như sau:
- Chi phí thuê luật sư trọn gói
- Chi phí thuê luật sư theo giờ làm việc
Các quy định về phí thù lao của luật sư hiện nay thì tại Điều 19 Nghị định 123/2013/ND-CP thù lao và chi phí cho luật sư khi tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng được quy định như sau
- Mức thù lao được trả cho 1 ngày làm việc của luật sư là 0,4 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định
Thời gian làm việc của luật sư được tính để thanh toán thù lao bao gồm: Thời gian luật sư gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Thời gian luật sư thu nhập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa. Thời gian luật sư nghiên cứu hồ sơ và chuẩn bị tài liệu. Thời gian mà luật sư tham gia phiên tòa. Thời gian hợp lý khác để thực hiện việc tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Ngoài ra thì luật sư sẽ được trả thêm chi phí đi xe, lưu trú theo các quy định của chế độ công tác, chi phí cho cán bộ công chức nhà nước đi công tác trong nước.
Chi phí thuê Luật sư phụ thuộc vào yếu tố nào?
Việc tìm và thuê Luật sư đã trở nên phổ biến với rất nhiều cá nhân, tổ chức. Tùy thuộc vào các dịch vụ pháp lý khác nhau, do đặc thù công việc mà chi phí thuê Luật sư ở các công ty hay văn phòng Luật sẽ có giá khác nhau. Do đó chi phí thuê Luật sư không chỉ là điều quan tâm từ phía người cung cấp dịch vụ Luật sư mà còn là điều khách hàng quan tâm hàng đầu trong việc đưa ra lựa chọn thuê Luật sư.
Chi phí thuê Luật sư nói chung và thù lao của Luật sư nói riêng được tính trên các căn cứ sau đây:
Mức độ phức tạp của công việc;
Thời gian của Luật sư (hoặc một số Luật sư) bỏ ra để thực hiện công việc;
Kinh nghiệm và uy tín của Luật sư chính, của Văn phòng Luật sư;
Yêu cầu đặc biệt của khách hàng về trách nhiệm, hiệu quả công việc.
Trên thực tế, các hợp đồng thuê Luật sư tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, đặc thù của công việc, Luật sư và khách hàng có thể áp dụng hợp đồng tính thù lao sau đây:
Tính theo giờ làm việc (tùy thuộc vào uy tín và kinh nghiệm của từng Luật sư);
Thù lao trọn gói theo vụ việc.
Hiện nay chi phí thuê Luật sư có giá dao động từ 30.000.000-50.000.000 đồng/vụ việc, tuy nhiên đây chưa phải là con số cụ thể vì tùy theo tình tiết vụ việc các mức giá có thể sẽ cao hơn hoặc thấp hơn so với giá trên.
Dưới đây, là tổng hợp một số chi phí dịch vụ luật sư, bao gồm:
STT |
Dịch vụ luật sư |
Chi phí luật sư |
1 |
Chi phí thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai (sơ thẩm & phúc thẩm) |
Từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng |
2 |
Chi phí thuê luật sư bào chữa vụ án hình sự (sơ thẩm và phúc thẩm) |
Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng |
3 |
Chi phí thuê luật sư khởi kiện, hỗ trợ đòi nợ |
Sơ thẩm: 20.000.000 đồng
Phúc thẩm: 25.000.000 đồng
|
4 |
Chi phí thuê luật sư giải quyết ly hôn |
Thuận tình: 15.000.000 đồng
Đơn phương: 25.000.000 đồng
|
5 |
Chi phí thuê luật sư giải quyết tranh chấp khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại: |
Từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng |
6 |
Chi phí thuê luật sư giải quyết tranh chấp lao động |
Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng |
7 |
Chi phí luật sư khởi kiện các vụ án hành chính (sơ thẩm và phúc thẩm) |
Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng |
8 |
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế tại tòa án |
Từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng |
9 |
Chi phí thuê luật sư trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ:
+ Đăng ký nhãn hiệu độc quyền, đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích ..
+ Đăng ký bản quyền tác giả & các quyền liên quan
+ Dịch vụ giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, xâm phạm bản quyền tác giả;
|
Báo giá chi tiết bằng văn bản đối với từng vấn đề cụ thể:
Chi phí chỉ từ: 2.000.000 đồng
|
10 |
Dịch vụ luật sư đại diện theo ủy quyền trong lĩnh vực doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài như:
+ Thành lập doanh nghiệp, thay đổi giấy phép kinh doanh
+ Cấp giấy chứng nhận đầu tư, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài
+ Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong và ngoài nước
|
Báo giá chi tiết bằng văn bản đối với từng vấn đề cụ thể:
Chi phí chỉ từ: 2.000.000 đồng
|
Chi phí thuê luật sư khởi kiện ai phải chịu?
Chi phí luật sư khởi kiện là khoản tiền phải trả cho luật sư theo thỏa thuận của đương sự với Luật sư (Khoản 2 Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) được ghi nhận tại hợp đồng dịch vụ pháp lý. Đây không phải án phí, lệ phí phải nộp cho Tòa án, Trọng tài thương mại, cũng không phải chi phí bắt buộc phải trả khi khởi kiện tranh chấp.
Phí thuê luật sư giúp cho thân chủ được bảo đảm những vấn đề sau:
Luật sư tư vấn hướng giải quyết tranh chấp mà thân chủ đang đối diện.
Tư vấn và đại diện thân chủ thực hiện các công việc, thủ tục cần thiết bảo vệ quyền lợi chính đáng cho thân chủ trước hành vi xâm phạm của chủ thể khác.
Kiểm tra, đánh giá, thu thập chứng cứ để bảo đảm tỷ lệ thắng kiện cho khách hàng.
Soạn thảo công văn, đơn, thư cần thiết cho việc giải quyết nhanh, hiệu quả vụ tranh chấp.
Là luật sư bảo vệ quyền lợi, hoặc đại diện theo ủy quyền của thân chủ trong toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án, trọng tài thương mại.
Tư vấn hướng thi hành bản án của Tòa án hiệu quả.
Cách tính chi phí thuê luật sư khởi kiện thông dụng
Phí thuê luật sư = Thù lao trả cho luật sư + Công tác phí
Hoặc Phí thuê luật sư = Giá trị % số tiền nợ thu được + Công tác phí
Hoặc Phí thuê luật sư = Thùa lao trả cho luật sư + Phí hứa thưởng cho Luật sư + Công tác phí
Theo quy định hiện hành, mức thù lao trả cho luật sư chỉ bị giới hạn trong vụ án hình sự:
“Mức thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự do khách hàng và văn phòng Luật sư, công ty Luật thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý dựa trên các căn cứ như: Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý, thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý, kinh nghiệm và uy tín của Luật sư. Thù lao của luật sư được tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc, nhưng mức cao nhất cho 01 giờ làm việc của luật sư không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở do Chính Phủ quy định. …” (Điều 18 Nghị định 123/2013/NĐ-CP)
Phí thuê luật sư khởi kiện bên thua kiện có phải thanh toán?
Căn cứ Điều 13 Bộ luật dân sự 2015 về Bồi thường thiệt hại thì “Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
Căn cứ vào Điều 301 Luật thương mại 2005 về bồi thường thiệt hại liên quan đến hợp đồng kinh tế quy định “Bồi thường thiệt hại là việc mà bên gây ra thiệt hại, vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện trong hợp đồng phải bồi thường những tổn thất, thiệt hại cho bên bị vi phạm.”
Căn cứ khoản 2 Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 “2. Chi phí luật sư là khoản tiền phải trả cho luật sư theo thỏa thuận của đương sự với Luật sư...
Chi phí thuê luật sư do người yêu cầu chịu...”
Như vậy theo quy định hiện hành thì phí thuê luật sư khởi kiện không phải là thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm hợp đồng, hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp. Do vậy, áp dụng nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận của các bên thì khoản phí này chỉ được yêu cầu đối tác thanh toán khi:
(i) Có thỏa thuận của các bên về khoản phí thuê luật sư trong hợp đồng;
(ii) Trong quá trình khởi kiện đối tác đồng ý thanh toán phí thuê luật sư nếu mình thua kiện.
(iii) Về mặt thực tế giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thì do Luật trọng tài thương mại không quy định về nghĩa vụ chịu phí thuê luật sư nên dù không có thỏa thuận về việc bên thua kiện chịu phí thuê luật sư thì phán quyết trọng tài vẫn chấp nhận yêu cầu bên thua kiện phải thanh toán phí thuê luật sư.