Thành lập Văn phòng đại diện Công ty nước ngoài

Thứ tư - 13/11/2019 11:05
Bạn là doanh nhân, nhà đầu tư nước ngoài, bạn có công ty và muốn thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam nhưng vì nhiều lý do khác nhau như không am hiểu về luật pháp nước sở tại, bất đồng về ngôn ngữ hay đơn thuần chỉ là không biết được đường đi của nơi muốn đặt trụ sở văn phòng.
Thành lập Văn phòng đại diện Công ty nước ngoài
Nắm bắt được nhu cầu thiết yếu đó chúng tôi cung cấp dịch vụ thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam tới quý khách hàng cụ thể như sau:

HỒ SƠ, THỦ TỤC THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA CÔNG TY NƯỚC NGOÀI, BAO GỒM:

1) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện bằng tiếng Việt Nam (theo mẫu của Bộ Thương mại) do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;

2) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của thương nhân nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là một năm;

3) Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh được sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;

4) Bản sao Điều lệ hoạt động của thương nhân đối với thương nhân nước ngoài là các tổ chức kinh tế.

5) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân (nếu là người Việt Nam); bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu văn phòng đại diện;

6) Bản sao hợp đồng thuê địa điểm đặt trụ sở văn phòng đại diện.

Các giấy tờ quy định tại điểm 2 và 3 được lập bằng tiếng nước nơi thương nhân đăng ký và phải dịch ra tiếng Việt, được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước sở tại chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

CHI PHÍ THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA CÔNG TY NƯỚC NGOÀI, BAO GỒM:

- Phí dịch vụ thành lập văn phòng đại diện, xin cấp mã số thuế, khắc con dấu VPĐD;

- Lệ phí nộp nhà nước (lệ phí cấp giấy phép kinh doanh và đăng bố cáo thành lập);

- Thuế môn bài (lệ phí môn bài);

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây