Câu hỏi: Công ty tôi thành lập từ 4/2020, thuộc loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên, 100% vốn đầu tư nước ngoài, từ khi thành lập cho đến nay công ty chưa thực hiện bất cứ một hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thực tế. Tôi là người được thuê làm người đại diện theo pháp luật, vì gặp một số vấn đề nên giờ các chủ sở hữu muốn giải thể. Sau khi làm việc với cơ quan thuế thì tôi mới biết doanh nghiệp do mình đứng tên bị xử phạt hành chính vì chậm nộp thuế, chậm nộp tờ khai...và được biết để giải thể được tôi còn phải hoàn tất nhiều nghĩa vụ khác. Xin Luật sư chỉ rõ và tư vấn giùm tôi về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật và tôi phải làm gì để tránh hậu quả không mong muốn?
Trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp “mở ra rồi để đó”, chưa hoạt động hoặc đang vướng mắc gì đó nên vẫn chỉ là tồn tại “trên giấy” và sau đó là muốn giải thể.
Phần lớn những chủ doanh nghiệp này hoặc là cá nhân nào đó muốn khởi nghiệp nhưng sau đó lại đổi hướng hoặc không suôn sẻ, hoặc là những nhà đầu tư nước ngoài chưa nắm rõ quy định của pháp luật Việt Nam dẫn đến tình trạng “họa vô đơn chí” mà không hề biết, cho đến khi có thông báo nợ thuế, quyết định xử phạt, yêu cầu giải thể…từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Vậy, chủ doanh nghiệp/doanh nghiệp cần biết / lưu ý những gì để tránh gánh những tổn thất không đáng có?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì sau khi hoàn tất các thủ tục, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có con dấu, doanh nghiệp buộc phải đăng ký thuế với cơ quan thuế nơi đặt trụ sở (có thể chỉ thực hiện đăng ký điện tử hoặc nộp hồ sơ giấy hoặc cả hai tùy thuộc vào quy định cụ thể tại cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở), mở tài khoản ngân hàng, phát hành hóa đơn…
Điều mà các chủ doanh nghiệp “không chuyên” không ngờ đến là: sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì chủ doanh nghiệp/các thành viên ngoài việc phải đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo… (điều 8 Luật doanh nghiệp 2020).
Thì còn phải hoàn thành nghĩa vụ góp vốn theo hồ sơ đăng ký thành lập đã nộp tại sở Kể Hoạch & Đầu Tư:
“Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản” (khoản 2 điều 47, khoản 2 điều 75…Luật doanh nghiệp 2020).
Một số doanh nghiệp thường bị chậm trễ trong việc góp vốn thực định, dẫn đến hậu quả nhẹ thì bị xử phạt vi phạm hành chính, nặng thì bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc buộc giải thể doanh nghiệp.
Không những vậy, đối với nghĩa vụ với cơ quan Thuế, sau khi thành lập, đăng ký kê khai thuế ban đầu một số doanh nghiệp hoặc chưa có kinh nghiệm nhiều hoặc chưa được hướng dẫn “nhiệt tình” dẫn đến việc không biết mình phải thực hiện những nghĩa vụ nào.
Theo quy định tại Luật Quản lý thuế 2019, Thông tư 156/2013/TT-BTC, Thông tư 39/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014-TT-BTC, Thông tư 302/2016/TT-BTC và Nghị định 139/2016/NĐ-CP thì sau khi thành lập doanh nghiệp sẽ có nghĩa vụ như:
– Nộp lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… (tùy thuộc vào các hoạt động làm phát sinh nghĩa vụ thuế).
– Nộp các loại tờ khai theo tháng, quý, năm (dù có phát sinh doanh thu hay không).
– Đăng ký phát hành hóa đơn, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (nếu có)
– Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế…
Và phải nộp theo đúng hạn định:
“1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau:
a) Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;
b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.
2. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:
a) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;
b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế;
c) Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh” (điều 44 Luật quản lý thuế 2019).
Nhiều chủ doanh nghiệp cho rằng, thực tế doanh nghiệp mình không hoạt động, không phát sinh doanh thu… nên đồng nghĩa với việc không có nghĩa vụ gì khác ngoài nghĩa vụ đăng ký kê khai thuế ban đầu.
Cho đến khi có giấy mời/thông báo lên cơ quan thuế làm việc về hành vi chậm/không nộp các loại tờ khai, báo cáo theo quy định hoặc cho đến khi có nhu cầu mới biết mình đã vi phạm pháp luật.
Về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực thuế được quy định như sau: Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, thì tùy từng hành vi cụ thể và mức độ vi phạm như thế nào mà doanh nghiệp đó phải chịu mức phạt tương ứng.
Ví dụ:
– Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ: phạt cảnh cáo.
– Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 11 ngày đến 30 ngày trừ trường hợp số 22: phạt từ 02 – 05 triệu đồng.
– Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày: phạt từ 05 – 08 triệu đồng…
Đặc biệt với những công ty có vốn đầu tư nước ngoài, nếu muốn giải thể thì không chỉ phải hoàn tất các nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ nộp các loại báo cáo theo tháng, quý, năm mà còn phải có báo cáo tài chính có kiểm toán.
Theo quy định tại Điều 37 của Luật Kiểm toán độc lập ngày 29/03/2011 và Điều 15 của Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/02/2012 hướng dẫn Luật Kiểm toán độc lập thì các đối tượng sau đây bắt buộc phải kiểm toán:
– Báo cáo tài chính hàng năm của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
– Báo cáo tài chính hàng năm của Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam…
Đối với người đại diện theo pháp luật thì dù có hay không việc góp vốn vào doanh nghiệp cũng sẽ có trách nhiệm như sau:
– Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
– Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
– Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này.
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này (điều 13 Luật doanh nghiệp 2020).
Chính vì vậy, để tránh các vi phạm, tổn thất không đáng có, khi thành lập doanh nghiệp các chủ doanh nghiệp cần tìm hiểu, nắm bắt và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp khó khăn, vướng mắc về mặt pháp lý, hãy liên hệ với Chúng tôi để được hỗ trợ.
Ý kiến bạn đọc
Th.08
16
Hiện nay, có nhiều người dù đã có gia đình riêng, nhưng vẫn "cặp bồ", nhiều người bị đánh ghen, bôi xấu trên mạng xã hội, song tình trạng này vẫn diễn...
Th.08
15
Theo Bộ Công an, nếu người nào sử dụng số tiền do người khác chuyển nhầm có thể bị phạt hành chính đến 5 triệu đồng hoặc có thể bị xử lý hình sự với...
Th.08
14
Khi vi phạm về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự, người cho vay có thể đối mặt với hình phạt tiền, cải tạo không giam giữa hoặc phạt tù.
Th.08
12
Thời gian gần đây, nổi lên vài vụ tranh chấp về việc vay nợ. Sự việc xảy ra tranh chấp khi bên nói có, bên nói không về sự tồn tại của việc cho vay...
Th.08
11
Theo Quyết định 11/2023 của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 01/12/2023, các giao dịch có giá trị từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà...
Th.08
10
Hành vi đánh bạc online (đánh bạc qua mạng) có thể bị phạt tù đến 7 năm, đồng thời có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là phạt tiền đến 50...