CÓ ĐƯỢC RÚT ĐƠN KHỞI KIỆN KHI TÒA ÁN ĐÃ THỤ LÝ KHÔNG?

Thứ bảy - 28/11/2020 09:44
Thời gian qua Chúng tôi đã giải quyết một số vụ việc dân sự có liên quan đến việc rút đơn khởi kiện, đơn yêu cầu phản tố, đơn yêu cầu độc lập của các đương sự trong quá trình tố tụng tại tòa án, và cũng đã nhận được những câu hỏi tương tự từ những khách hàng khác.Nhận thấy đây là một vấn đề mà khá nhiều người quan tâm, vì vậy bài viết dưới đây Chúng tôi xin được nêu cụ thể hơn để bạn đọc tham khảo.
Rút đơn khởi kiện
Rút đơn khởi kiện

Các đương sự hoàn toàn có quyền rút đơn khởi kiện (đối với trường hợp là nguyên đơn), đơn yêu cầu phản tố (đối với trường hợp là bị đơn), và đơn yêu cầu độc lập (đối với người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan), cụ thể:

– Trước khi mở phiên tòa:

Tại điểm a khoản 2 điều 210 BLTTDS 2015 quy định, tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì:

2. Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề sau đây:

a) Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết”.

– Trong phiên tòa:

Tại khoản 2 điều 244 BLTTDS quy định:

“Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút”.

Khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm thì:

“- Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tuỳ từng trường hợp mà giải quyết như sau:

+ Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn;

+ Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án theo thủ tục do Bộ luật này quy định”. (khoản 1,2 điều 299).

Sau khi nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện thì tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án:

“Điều 217. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây: Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan”.

Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của BLTTDS và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật (khoản 1 điều 218).

Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của BLTTDS thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ.

Và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Như vậy, trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nguyên đơn hoàn toàn có quyền rút đơn khởi kiện, bị đơn có quyền rút đơn yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền rút đơn yêu cầu độc lập trước hoặc trong khi mở phiên tòa.

Khi các đương sự đã rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập của mình thì tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án và trả lại tiền tạm ứng án phí cho đương sự.

Vụ án coi như chấm dứt, các bên có quyền khởi kiện lại trừ trường hợp các trường hợp như: Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;…

► Nếu cần tư vấn hoặc hỗ trợ, hãy liên hệ với Chúng tôi.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây