CÔNG TY TNHH LUẬT DÂN TRÍ - TƯ VẤN HÔN NHÂN - THỦ TỤC ĐẤT ĐAI - THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - TRANH CHẤP DÂN SỰ - HÌNH SỰ - BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU - LAO ĐỘNG - THỪA KẾ - Luật sư pháp lý - Tư vấn pháp lý - Tư vấn và làm thủ tục đất đai - Thành lập doanh nghiệp - HìLuật sư pháp lý - Tư vấn pháp lý - Tư vấn và làm thủ tục đất đai - Thành lập doanh nghiệp - Hình sự - Hôn nhân
Mức phạt cho người dạy dỗ trẻ em bằng roi vọt
Thứ tư - 07/04/2021 11:17
Đòn roi từng được coi là hình phạt phổ biến; cho những hành vi không tốt của trẻ và hành vi càng nghiêm trọng; thì những trận đòn lại càng dữ dội. Không ít các bậc cha mẹ sẽ ngay lập tức đánh con; trong cơn tức giận không thể kiểm soát của họ. Số khác tuy có thể kiềm chế được cơn giận; nhưng vẫn đánh con vì theo họ, “đánh thì con mới ngoan, mới vào nề nếp được”.
Những trận đòn roi không chỉ gây ra nỗi đau về thể xác; mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng đến tinh thần của trẻ. Nhiều nghiên cứu trên Thế giới đã chỉ ra rằng; những hình phạt bằng đòn roi có thể gây ra những tổn thương; tới sức khỏe, thể chất và ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập của trẻ.
Theo Luật Trẻ em 2016, trẻ em là những người dưới 16 tuổi. Đây là đối tượng luôn được hưởng sự ưu tiên cao nhất. Mọi hành vi xâm phạm đến quyền lợi của trẻ em đều bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.
Điều 37 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”, nhưng trên thực tế, tình trạng xâm hại, ngược đãi trẻ em vẫn liên tiếp diễn ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần của trẻ em.
Hiến Pháp nước ta cũng quy định, mọi người; có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ. Điều đó có nghĩa không ai có quyền gây hại đến sức khoẻ; cơ thể của người khác kể cả có là cha, mẹ hay người nuôi dưỡng. Vậy nên hành vi đánh đập con cái của cha mẹ là hành vi vi phạm pháp luật.
Theo Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định; về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái, cha mẹ phải có nghĩa vụ yêu thương; tôn trọng ý kiến của con, chăm lo, giáo dục con, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con.
Bên cạnh đó, điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007; nêu rõ các hành vi bị cấm, bao gồm: hành hạ, ngược đãi, đánh đập ;hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;… đến các thành viên trong gia đình.
Xử lý hành chính hành vi cha mẹ giáo dục con cái bằng đòn roi
Hành vi đánh đạp, ngược đãi, hành hạ con cái là hành vi bị pháp luật; nghiêm cấm nên tùy vào tính chất, mức độ vi phạm của hành vi; người thực hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
Người thực hiện hành vi đánh đập trên xem; như vi phạm khoản 3 Điều 6 Luật trẻ em: “bạo lực trẻ em”; sẽ bị xử lý hành chính chịu với mức phạt tiền từ 1.000.000 – 1.500.000 với hành vi gây thương tích cho người trong gia đình theo NĐ 167/2013 hay mức độ nghiêm trọng hơn sẽ bị xử lý hình sự theo qui định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 “Tội cố ý gây thương tích” với mức hình phạt tù từ 06 tháng – 20 năm tuỳ thuộc vào mức độ thương tích gây ra.
Theo quy định tại điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013; người có hành vi xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em; gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm; danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần; … sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, người thực hiện các hành vi trên sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em.
Truy cứu hình sự hành vi cha mẹ giáo dục con cái bằng đòn roi
Người có hành vi xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe; đối với trẻ em còn có thể bị truy cứu trách nhiệm khi đủ yếu tố ;cấu thành một trong các tội danh sau:
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác (điều 134 Bộ luật Hình sự): người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng 20 năm hoặc tù chung thân.
Tội hành hạ người khác (điều 140): người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (điều 185): Người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Hiện nay, các mức xử phạt với người bạo hành trẻ em được quy định như sau:
Phạt hành chính từ 5 - 10 triệu đồng
Điều 27 của Nghị định 144/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định: Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với các hành xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em.
Mức phạt này cũng được áp dụng đối với hành vi dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần.
Ngoài bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng, người có các hành vi nêu trên còn phải chịu mọi chi phí khám, chữa bệnh cho trẻ em.
Phạt hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015
Tùy tính chất của từng sự việc, người có hành vi ngược đãi, bạo hành trẻ em có thể sẽ bị xử lý về một trong các tội sau đây:
- Tội cố ý gây thương tích (Điều 134)
Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, người cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng đối với người dưới 16 tuổi thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Tội ngược đãi hoặc hành hạ con, cháu… (Điều 185)
Nếu ông bà, cha mẹ có hành vi thường xuyên làm cho con, cháu (dưới 16 tuổi) bị đau đớn về thể xác, tinh thần; đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
- Tội hành hạ người khác (Điều 140)
Nếu không thuộc trường hợp của Tội ngược đãi tại Điều 185, người có hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục trẻ em thì sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Hiện nay, có nhiều người dù đã có gia đình riêng, nhưng vẫn "cặp bồ", nhiều người bị đánh ghen, bôi xấu trên mạng xã hội, song tình trạng này vẫn diễn...
Theo Bộ Công an, nếu người nào sử dụng số tiền do người khác chuyển nhầm có thể bị phạt hành chính đến 5 triệu đồng hoặc có thể bị xử lý hình sự với...