+ Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
+ Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;
+ Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
+ Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;
+ Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;
+ Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;
+ Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
+ Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
+ Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.
– Người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình trong các trường hợp sau đây:
+ Đối với các yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật TTDS thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi có tài sản của người bị yêu cầu giải quyết (Như yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó; yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích; yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết….).
+ Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật TTDS thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi cư trú của một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết;
+ Đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi người con cư trú giải quyết.
• Căn cứ pháp lý: Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Nếu có vướng mắc về mặt pháp lý hãy liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ.
Ý kiến bạn đọc
Th.01
28
Hàng loạt nhóm hàng hóa, dịch vụ sẽ giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng còn 8% từ ngày 1/2/2022.
Th.01
27
Nghị định mới của Chính phủ quy định việc sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác bị phạt tiền từ 40 - 60 triệu...
Th.01
19
Nếu tội phạm công nghệ cao có ảnh chụp CCCD gắn chip có thể sử dụng vào những mục đích xấu như vay tiền trên app, đăng ký mã số thuế ảo, đăng ký số...
Th.01
18
Tên thương mại là gì và hành vi nào được xem là xâm phạm tên thương mại theo quy định mới nhất. Tên thương mại là tên gọi được sử dụng nhiều trong...
Th.01
17
Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2022 và chỉ thu hồi trong trường hợp công dân thực hiện thay đổi thông tin. Vậy thu hồi...
Th.01
16
Một trong những vấn đề mà người lao động rất quan tâm khi đi làm đó là vấn đề tiền lương. Vậy hàng năm, công ty có bắt buộc phải tăng lương cho nhân...