TÔI PHẢI LÀM GÌ ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ÁN TREO?

Thứ năm - 24/12/2020 09:28
Hiện nay có rất nhiều thân nhân của những người phạm tội chạy đôn chạy đáo đến các cơ quan nhà nước, các tổ chức hoặc tìm những người quen biết được xem là có đủ khả năng, có thể hứa hẹn và sẵn sàng bỏ ra một số tiền (…) để “lo liệu” được ÁN TREO cho người thân phạm tội của mình.
Án treo và các điều kiện để được hưởng án treo
Án treo và các điều kiện để được hưởng án treo

Tuy nhiên, hầu hết những thân nhân đó đều không biết được rằng việc có được áp dụng ÁN TREO được pháp luật quy định khá chặt chẽ, phải đáp ứng các điều kiện cụ thể thì mới được xem xét áp dụng.

Vậy án treo là gì? Phải có những điều kiện nào để được hưởng án treo?

Tại điều 1 Nghị quyết số 02/2018/NQ – HĐTP ngày 15/5/2018, định nghĩa án treo như sau:

“Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù”.

Các điều kiện để được hưởng án treo:

Các điều kiên này nêu tại điều 65 BLHS 2015 và được hướng dẫn cụ thể tại điều 2 Nghị quyết số 02/2018/NQ – HĐTP ngày 15/5/2018 như sau:

“Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

– Có nhân thân tốt.

Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.

Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.

– Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.

– Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.

Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

– Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Như vậy, chỉ khi đáp ứng đủ các điều kiện như: người phạm tội bị xử phạt tù không quá 03 năm; có nhân thân tốt; Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên…; Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định… thì mới được áp dụng án treo.

Tuy nhiên, Người được hưởng án treo có thể bị Tòa án buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo nếu đang trong thời gian thử thách mà cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự từ 02 lần trở lên”.

* Đối với những trường hợp sau đây sẽ không được hưởng án treo:

– Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

– Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.

– Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.

– Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.

– Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.

– Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

Như vậy, khi có người thân phạm tội, Chúng ta nên tỉnh táo, sáng suốt để tìm hiểu đầy đủ hơn các quy định của pháp luật có liên quan, từ đó có thể hiểu rõ bản chất vụ việc và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất; hoặc có thể tìm đến những tổ chức, cá nhân đáng tin cậy để được tư vấn giúp đỡ. Đừng để mình và nhân thân của mình bị rơi vào hoàn cảnh “TIỀN MẤT TẬT MANG”.

► Để được tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ với Chúng tôi.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây