CÔNG TY TNHH LUẬT DÂN TRÍ - TƯ VẤN HÔN NHÂN - THỦ TỤC ĐẤT ĐAI - THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - TRANH CHẤP DÂN SỰ - HÌNH SỰ - BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU - LAO ĐỘNG - THỪA KẾ - Luật sư pháp lý - Tư vấn pháp lý - Tư vấn và làm thủ tục đất đai - Thành lập doanh nghiệp - HìLuật sư pháp lý - Tư vấn pháp lý - Tư vấn và làm thủ tục đất đai - Thành lập doanh nghiệp - Hình sự - Hôn nhân
Của ăn của để đủ sống 3 đời nhưng tại sao người giàu vẫn muốn mình giàu hơn nữa
Thứ hai - 13/09/2021 16:34
Tiền bạc không phải là thứ duy nhất của người giàu hướng đến. Họ không ngừng kiếm tiền là để phục vụ một mục đích khác.
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng mục đích của làm giàu là để có nhiều tiền mua sắm và ăn chơi tùy thích. Họ tưởng tượng cảnh người giàu bước vào cửa hàng, vung tay tiêu tiền, hưởng thụ cuộc sống cả ngày vì chẳng cần phải làm việc kiếm tiền. Tuy nhiên, thực tế lại khác một trời một vực. Người giàu có thể mua mọi thứ mình muốn, nhưng niềm vui của sự giàu có lại không đến từ việc tiêu tiền.
Lòng tham không phải câu trả lời
Đa số người bình thường đều cho rằng người giàu là những kẻ tham lam khi luôn muốn kiếm thêm dù đã có rất nhiều. Quả thực, trên đời không thiếu những người giàu có tham lam. Thế nhưng, nếu họ có thể trở nên giàu có và duy trì khối tài sản đó trong hơn 1 thập kỷ thì họ không hề tham lam chút nào. Cuộc sống mà con người đạt được ngày hôm nay là nhờ vào niềm tin của chính mình. Cái nghèo chẳng qua chỉ là một loại tư duy ngăn cản con người thực hiện ước muốn của mình.
Nhìn từ ngoài vào, cái nghèo chẳng qua chỉ là một lối sống. Ngừng dung túng cho lối sống đó và quyết tâm phấn đấu, chẳng mấy chốc bạn sẽ giàu, cho dù có phải tốn chút thời gian. Việc cố tìm câu trả lời cho những câu hỏi trong cuộc sống chính là thứ đang níu giữ bạn khỏi lối sống mà bạn thực sự khao khát. Lòng tham chủ yếu xuất phát từ tính cơ hội, muốn có nhiều tiền hơn mà không phải đánh đổi hay thực hiện một mục đích nào đó. Được trả đúng với giá trị mà mình tạo ra không phải là tham lam. Không làm mà muốn có ăn mới là tham lam.
Hãy thử tự hỏi mình:
Nếu ngân hàng cho bạn một tờ séc trắng để viết bất cứ số tiền nào bạn muốn và cam kết sẽ tặng bạn số tiền đó, bạn sẽ viết bao nhiêu?
Lúc này, có những người sẽ cười ngoác mang tai, bởi có lẽ, ngân hàng sẽ không đủ tiền mặt để tặng họ số tiền mà họ viết. Đó chính là lòng tham. Người không tham sẽ chẳng bao giờ cần tới tấm séc như thế. Người giàu cũng không ham hố gì tấm séc đó. Không phải họ không thích tiền, mà đơn giản là nó sẽ tước đi niềm vui tạo ra tiền bạc của họ.
Nếu bạn tạo ra một thứ có giá trị mà hàng triệu người sẵn sàng bỏ tiền ra để sử dụng thì đó không phải là tham lam. Ở đâu có sự trao đổi giá trị, ở đó không có lòng tham. Quả thực, có những người giàu rất tham lam, nhưng ở đâu cũng có người này người kia. Người không có tiền chưa chắc đã không tham, có thể chỉ là do họ chưa có cơ hội để thử thách lòng tham của mình.
Niềm vui của việc làm giàu
Nếu sáng mai bạn thức giấc, nhận ra tài khoản của mình có hơn 1 tỷ USD chỉ sau một đêm, bạn sẽ làm gì? Ban đầu, đa số mọi người sẽ phấn khích, hò reo chạy quanh nhà. Thế nhưng, họ sẽ dần dần đau đầu bởi những vấn đề mới nảy sinh. Một số người sẽ không thể ngủ ngon vào ngày hôm sau. Có người tổ chức tiệc tùng thâu đêm suốt sáng. Số khác thì bắt đầu nghĩ xem làm thế nào để giữ tiền. Tuy nhiên, có một vấn đề mà không phải ai cũng nhìn ra.
Vì số tiền đó bạn không làm ra, bạn sẽ phải cật lực nghĩ cách để giữ nó. Đây cũng là lý do tại sao rất nhiều đứa trẻ ngậm thìa bạc từ bé lại lãng phí tiền của gia đình. Bạn nói rằng mình sẽ đầu tư, nhưng rất có thể bạn sẽ mất trắng số tiền đó. Ngoài kia có biết bao nhiêu nhà đầu tư đã lỗ hàng tỷ USD, nên bạn cũng chẳng phải đầu tiên bị như vậy. Không có khoản đầu tư nào là tuyệt đối an toàn. Cũng chẳng có khoản đầu tư nào là tốt hay xấu; chỉ có nhà đầu tư giỏi hoặc kém. Nếu đã kém, dù khoản đầu tư đó có tốt ra sao thì bạn cũng sẽ mất tiền. Ngay cả những người giỏi đôi lúc cũng không tránh khỏi điều này.
Để rồi khi rơi vào bước đường cùng, bạn sẽ đành bấm bụng quay lại nơi đã cho bạn số tiền khổng lồ kia. Khi ở thế chẳng còn gì trong tay, bạn sẽ đối mặt với hai lựa chọn. Bắt đầu lại từ đầu, hoặc trở nên tham lam. Vấn đề là, kể cả khi nhận được một khoản tiền lớn không liên quan gì đến giá trị trao đổi, bạn sẽ vẫn phải tạo ra một thứ gì đấy thì mới có thể tận hưởng niềm vui của sự giàu có. Niềm vui nằm ở quá trình phấn đấu. Niềm vui nằm ở việc biến ước mơ thành hiện thực. Tiêu tiền chỉ là phụ.
Giàu rồi thì chúng ta làm gì?
Nếu bạn chưa trả lời được, hãy thử nghe câu chuyện của triệu phú, một trong những nhà đầu tư. Vị doanh nhân này cho biết, ông và bạn bè đã làm việc cật lực để tạo nên một công ty thành công. Sau khi bán lại nó, họ thu về rất nhiều tiền và trở thành những người giàu có. Khi đó, họ cũng tự hỏi chính mình: Giàu rồi thì làm gì?
Câu trả lời đã quá rõ ràng: Họ quay lại làm việc. Họ chẳng biết làm gì ngoài làm việc, bởi đó là nơi bắt nguồn niềm vui của họ. Vì thế, họ vẫn tiếp làm việc, trước và sau khi trở nên giàu có. Người giàu vẫn làm việc, nhưng không phải làm việc vì tiền.
Thỏa mãn vì tạo ra thành quả
Cảm giác thỏa mãn không đến từ số tiền khủng nằm trong tài khoản ngân hàng của bạn. Thỏa mãn là biến việc bạn cho là vui thành thứ có thể thu về cho bạn hàng triệu USD. Niềm vui đâu phải chỉ đến từ việc có hàng triệu USD trong tài khoản, mà còn bởi bạn biết mình đã làm giàu như thế nào, biết cách gây dựng lại nếu chẳng may mất tất cả. Bạn sẽ tự tin và vui vẻ hơn nhiều nếu an tâm rằng mình đủ khả năng để bắt đầu từ hai bàn tay trắng.
Vì thế, kể cả khi đã có rất nhiều tiền, bạn cũng không ngừng làm giàu. Nếu bạn dừng lại, cuộc sống sẽ dần trở nên nhàm chán. Tiền có thể mua nhiều thứ, nhưng rồi nhanh chóng cũng sẽ chẳng còn thứ gì bạn có thể mua thêm. Cuộc sống chỉ vui khi con người vừa lao động, vừa tận hưởng. Do đó, không có lý do gì để bạn dừng lại cả.
Ai cũng muốn vui vẻ tận hưởng cuộc sống. Thế nhưng, bạn chẳng thể đong đếm niềm vui, dù bằng thước đo thành công hay gì đi nữa. Thứ duy nhất bạn có thể đong đếm là tiền bạc. Người giàu hạnh phúc có, mà người giàu bất hạnh cũng có. Nếu vốn đã hạnh phúc trước khi trở nên giàu có, bạn sẽ ngày càng hạnh phúc. Nếu vốn đã khổ đau trước khi trở nên giàu có, bạn sẽ tiếp tục khổ đau hơn.
Niềm vui của cuộc sống nằm ở chỗ, bạn có thể mỉm cười mỗi khi nhớ về hành trình làm giàu, chứ không phải việc bạn tiêu tiền vào đâu. Khi đã có tiền, bạn sẽ vẫn tận hưởng sự tiện nghi và thoải mái mà nó đem lại, dù cảm thấy hạnh phúc hay không. Đây chính là lý do mà người giàu vẫn tiếp tục làm giàu dù sở hữu khối tài sản đủ ăn cả 3 đời. Họ muốn duy trì niềm vui lao động mà mình đang có, còn tiền bạc và của cải cũng chỉ là sản phẩm phụ mà thôi.
Hiện nay, có nhiều người dù đã có gia đình riêng, nhưng vẫn "cặp bồ", nhiều người bị đánh ghen, bôi xấu trên mạng xã hội, song tình trạng này vẫn diễn...
Theo Bộ Công an, nếu người nào sử dụng số tiền do người khác chuyển nhầm có thể bị phạt hành chính đến 5 triệu đồng hoặc có thể bị xử lý hình sự với...