Luật nhân - quả ở đời và lời nhắn đến tất cả chúng ta: Chớ "sốt ruột"!

Thứ tư - 03/02/2021 23:08
Mọi vật, mọi người trên đời đều không thể tránh khỏi vòng tròn của nhân quả. Nếu như bạn gieo "Nhân" tốt thì đừng vội chán nản khi mình chưa nhận được "Quả" ngọt. Luật nhân quả không bao giờ bỏ sót bất cứ ai. Hãy đọc bài viết dưới đây để suy ngẫm về câu chuyện chờ đợi kết quả của luật nhân quả.
Luật nhân - quả ở đời và lời nhắn đến tất cả chúng ta: Chớ "sốt ruột"!
Thế giới của chúng ta vận hành theo quan hệ nhân quả. Mỗi ngày khi tôi tỉnh dậy và chuẩn bị bữa sáng, ấm nước trên bàn sẽ sôi lên vì tôi đã cắm điện và bật nó. Cái bánh mì vàng vỏ vì tôi vừa phải cho nó vào máy nướng. Và bơ thì đâu có ở sẵn trên bàn, tôi phải lấy nó ra khỏi tủ lạnh trước.

Trong số vô vàn những điều kỳ lạ mà vũ trụ ném vào chúng ta mỗi ngày, đây có vẻ là những sự thật hiển nhiên và đơn giản nhất. Luật nhân quả đó là thứ mà chúng ta vẫn luôn mặc định là đúng: Những gì xảy ra trong quá khứ thì đã phải xảy ra trong quá khứ. Hiện tại thì phải luôn đi trước tương lai một bước.

Thế nhưng, một số nhà vật lý bắt đầu nghi ngờ quan hệ nhân quả không hề đơn giản như vậy. Theo họ, nguyên nhân không nhất thiết phải xảy ra trước kết quả. Ngược lại, kết quả đôi khi có thể "kết tủa" lại để trở thành nguyên nhân. Thậm chí một số giả thuyết còn cho rằng cả nguyên nhân và kết quả đều có thể xảy ra cùng một lúc. Nếu vậy, trong bữa sáng của mình, tôi đã mở tủ lạnh vì bơ đã phải có sẵn trên bàn. Bánh mì của tôi sẽ vàng cả trước và sau lúc tôi bỏ nó vào máy nướng.

Nếu trật tự của các sự kiện bị mất đi, bức tranh toàn bộ vũ trụ được vẽ ra bởi thuyết tương đối rộng cũng sẽ bị xé toạc. Nhìn qua vết rách đó, chúng ta có thể thấy được một thế giới vượt ra ngoài những lý thuyết của cơ học lượng tử, mô hình tốt nhất mà chúng ta có được để mô tả thế giới hạ nguyên tử.

Quan hệ nhân quả hoạt động theo cả hai hướng có thể cho phép chúng ta kết hợp hai lý thuyết này thành một khuôn khổ duy nhất: Thuyết hấp dẫn lượng tử - một mục tiêu mà các nhà vật lý học đã theo đuổi trong hơn một thế kỷ. Như vậy, nếu quan hệ nhân quả như chúng ta từng biết bị phá vỡ, nó có thể trở thành cái cớ để tất cả chúng ta bật sâm panh ăn mừng. Hoặc ngược lại.

Việc khó nhận biết và không tin vào luật nhân quả báo ứng là do chúng ta mới chỉ nhìn nhận sự vật trong một khoảng thời gian ngắn. Từ suy nghĩ và hành động tới khi có kết quả phải có thời gian và thường là thời gian phải tính bằng năm. Nếu xem xét sự vật trong cả một quá trình dài thì những người cảm thấy tiếc nuối, ân hận vì đã không sống thành thực và không làm việc thiện sẽ thấy cuộc đời mình chỉ toàn gặp nỗi bất hạnh và cũng sẽ thấy những kẻ làm điều ác, những kẻ sống vô trách nhiệm cũng sẽ không thành công mãi được.

Mặt khác, trong thực tế cũng có kẻ làm việc xấu lại thành công do ăn may; người nỗ lực vì điều thiện lại gặp chuyện chẳng lành. Nhưng thời gian trôi qua, mọi thứ dần dần thay đổi, cuối cùng tất cả sẽ thu được kết quả khớp với lời nói, việc làm, cách sống của từng người và hoàn cảnh do mình đó tạo ra. Chúng ta sẽ thấy "Nhân nào Quả ấy" thể hiện chính xác đến mức đáng sợ. Cuộc đời chúng ta hạnh phúc khi chúng ta có những hành động tốt là nhân để tạo ra hạnh phúc. Nếu khổ đau, không như ý thì chúng ta phải tìm và sửa lại những nhân đã tạo ra khổ đau, không như ý đó bằng những nhân ngược với chúng.

Nhân quả để giải thích đời sống

Nhìn chung quanh chúng ta, sự vật nào cũng có những nguyên nhân, để có thể giải thích tại sao là cái này mà không là cái khác, tại sao nó có mặt ở đây, vào lúc này. Và rồi có những nguyên nhân để nó hư hoại, ngày nào sẽ biến mất khỏi nơi này. Khoa học cũng nói thế: Không có cái gì mà không có những nguyên nhân.

Cuộc sống khoa học là đi tìm những nguyên nhân của sự vật, và hội hợp những nguyên nhân đã biết để tạo ra kết quả là một sự vật khác với những tính năng mới lạ hơn. Cái gì cũng có từ những nguyên nhân, hay những nhân duyên, do nhiều nhân duyên mà sanh. Ở cấp độ con người thì nhân quả khó thấy hơn, vì con ngưởi không chỉ có cấp độ vật lý là thân, mà còn có cấp độ khẩu và cấp độ tâm ý. Tâm ý thì khó thấy, hành động do con người làm (ý tưởng) thì không để lại dấu vết vật lý nào, ngoại trừ trong chính tâm ý. Nhưng tâm ý là cái quan trọng nhất ở con người so với lời nói và hoạt động của thân.

Khó thấy nhân quả ở cấp độ tâm ý. Khoa học cũng không thể giải thích tại sao những đứa con cùng một cha mẹ, nghĩa là cùng gien, lại khác nhau, cả về thân thể, tính tình, khuynh hướng, sở thích, thông minh, thọ yểu, nghĩa là khác nhau về thân, khẩu, và tâm ý. Nếu nói về hoàn cảnh xã hội tạo nên sự khác biệt này thì con cái đều được nuôi dưỡng và giáo dục trong cùng một môi trường, cùng một đẳng cấp của cơ sở giáo dục. Bất cứ lãnh vực vật lý học, sinh học, xã hội học, tâm lý học nào cũng không thể giải thích được sự khác biệt này. Tại sao đứa này thích y khoa, đứa kia thích toán, đứa nọ lại chỉ ưa nghệ thuật?

Những quả tốt xấu mà chúng ta đã gặt là do những nhân tốt xấu mà chúng ta đã gieo. Những nhân là những hành động (nghiệp) tốt xấu mà mỗi người đã làm, và quả là kết quả đã hình thành (nghiệp quả) từ những hành động là nhân trước kia. Hành động tốt xấu nào cũng được tạo ra từ động lực, và động lực tạo ra ấy sẽ phản hồi lại trên chủ thể hành động.

Thí như một trái banh khi ném vào tường sẽ dội, phản hồi trở lại. Sức ném càng lớn thì sự phản hồi càng mạnh. Tạo ra động lực và động lực phản hồi này là định luật nhân quả. Có động lực tạo ra thì phải có động lực dội về, chứ động lực ấy không mất đi đâu cả. Toàn bộ thân tâm con người đều tạo ra những hành động (nghiệp), hành động của thân, của khẩu và của tâm ý. Những hành động ấy hoặc tốt hoặc xấu đều dội lại nghiệp quả hay quả báo hoặc tốt hoặc xấu.

Trước một sự cố bất ngờ xảy ra cho một người, chúng ta tự hỏi tại sao như thế này, tại sao không như thế kia, và khi không tìm ra những nguyên nhân có thể thấy, bằng bất cứ ngành khoa học nào, chúng ta phải kết luận rằng đó là nghiệp quả, nghĩa là kết quả của những nguyên nhân là những hành động trong quá khứ ở đời trước của người ấy.

Luật nhân quả là sự công bằng. Không có cái gì xảy ra với chúng ta do “may mắn” hay “rủi ro” ngẫu nhiên. “Không có cái gì (quả) có thể xảy ra với chúng ta nếu nơi chúng ta không có mầm mống (nhân) cho cái đó”. Mỗi người là kẻ duy nhất thừa kế những hành động đã làm của mình. Đây là sự công bằng phổ quát cho tất cả, sự công bằng của nhân quả này khiến chúng ta không sợ hãi, lo âu vô cớ.

Định luật nhân quả là định luật của toàn bộ đời sống. Khi không có nhân quả thì cũng không có thiện ác, nghiệp báo, và không có cả sự tiến bộ của con người. Muốn tiến bộ cũng dựa vào nhân quả để tiến bộ; muốn thụt lùi, xuống thấp, cũng phải dựa vào nhân quả để thụt lùi, xuống thấp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây