Làm thế nào để sắp xếp công việc của mình một cách hiệu quả? Cùng lập một bản kế hoạch chi tiết với chúng tôi nhé!
Xác định mục tiêu trước khi làm việc giúp bạn định hình được trước quá trình làm việc và kết quả đạt được khi hoàn thành nó. Có mục tiêu làm việc sẽ giúp bạn có động lực để làm việc hơn. Việc đặt ra mục tiêu với những câu hỏi lí do bạn làm việc này, vai trò của nó có đáng để dành thời gian ra hay không, nếu bạn không làm công việc đó thì sẽ như thế nào? sẽ giúp bạn đánh giá được công việc mà bạn chuẩn bị làm có cần thiết hay không, có nên làm hay không để không làm mất thời gian của bạn cho những công việc khác.
2. Xác định nội dung của công việc
Công việc này là gì? Công việc này cần chuẩn bị những gì để làm? Làm thế nào để hoàn thành nó? Cần bao nhiêu thời gian cho công việc này? Cần những gì hỗ trợ cho công việc này? Xác định rõ nội dung của công việc trước khi bắt đầu làm là cách thiết lập hệ thống các tiêu chuẩn làm việc, giúp công việc bạn được đi đúng hướng, trơn tru, dễ dàng. Đây là cách lập kế hoạch tốt nhất bạn nên chú trọng.
3. Xác định công việc đó được thực hiện ở đâu, khi nào và ai là người thực hiện
Sau khi xác định nội dung công việc thì bạn cần xác định đối tượng, thời gian, địa điểm bạn sẽ thực hiện công việc này. Đưa ra các tiêu chí rõ ràng, phân công, tổ chức công việc đó sao cho hiệu quả nhất, cái nào nên làm trước, cái nào sẽ làm sau là các bước lập kế hoạch.
4. Ưu tiên sắp xếp thứ tự công việc
Việc sắp xếp các công việc một cách hợp lý theo thứ tự cấp bách, quan trọng hoặc theo trình tự thời gian, đối tượng tiến hành,… cũng là một yếu tố quan trọng trong kỹ năng lập kế hoạch hiệu quả. Việc làm này sẽ giúp bạn loại bỏ những công việc không phù hợp, tiết kiệm thời gian và nguồn lực. Ưu tiên sắp xếp thứ tự công việc cũng là kỹ năng quản lý thời gian giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.
5. Tập trung thực hiện kế hoạch
Để nâng cao kỹ năng lập kế hoạch, sự tập trung cũng là rất cần thiết nhằm giúp bạn làm việc có hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn. Nói như vậy không có nghĩa là khi làm việc, bạn chỉ biết mỗi một việc đang làm, nếu có thể hãy kết hợp làm nhiều việc trong cùng một thời gian.
6. Linh hoạt trong việc thực hiện kế hoạch
Thực tế luôn khác hẳn với lý thuyết và kế hoạch cũng vậy, sẽ luôn có những điểm không trùng với quá trình thực hiện và bạn cũng không thể nào biết trước được những việc phát sinh. Vì vậy, hãy luôn dành một khoảng thời gian hợp lý cho những sự cố phát sinh. Khi lên kế hoạch các công việc, hãy cố gắng dự trù và liệt kê 1 số khó khăn và thách thức có thể gặp phải, từ đó đưa ra các phương án dự phòng.
7. Kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch
Để biết bản thân đã làm được đến đâu và liệu có hoàn thành được mục tiêu của mình đúng hạn không, bạn cần phải liên tục theo dõi, kiểm tra và chiếu giữa mục tiêu và thành quả đạt được. Một kế hoạch được chuẩn bị kỹ lưỡng, cập nhật và chỉnh sửa thường xuyên sẽ giúp bạn đánh giá chính xác được chất lượng của các công việc theo từng giai đoạn. Vì vậy, rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức và giải quyết được công việc một cách hợp lý nhất.