Ba kĩ năng nên học:
"Lương ngôn nhất cú tam đông noãn, thương nhân nhất ngữ lục nguyệt hàn" – ý chỉ một câu nói tử tế có thể làm ấm lòng người 3 mùa đông, một câu nói tổn thương khiến người ta sống giữa tháng 6 mà cảm thấy lạnh.
Nói chuyện cũng là một loại nghệ thuật, đòi hỏi người nói phải có kỹ năng.
Khi bạn đi mua sắm với bạn bè, chắc chắn đã không ít lần gặp phải những câu hỏi tương tự như:
"Tớ mặc bộ này nhìn thế nào?"
Lúc này, nếu bạn thẳng thắn trả lời một câu đầy "cục súc" rằng:
Vậy thì bạn sắp "toi" đến nơi rồi.
Dù bạn cảm thấy bộ đồ đó không đẹp đi nữa, có nhiều lúc đừng nên quá thật thà.
Bạn không cần phải giả tạo "vuốt mông ngựa", đề cao người ta tận chín trời xanh rằng: "Cậu mặc bộ này trông đẹp vô cùng."
Nhưng cũng đừng thẳng thắn như "tát" vào mặt người ta như thế.
Dù là bạn bè thân thiết đến đâu đi nữa, họ cũng rất khó tha thứ cho bạn. Chúng ta chỉ cần điềm tĩnh bảo rằng:
"Mỗi người có một gu thẩm mĩ riêng, nên cậu thấy thích thì cứ mua."
Người biết cách ăn nói, lúc nào ra đường làm việc cũng thuận lợi hơn những người quá thẳng tính hoặc ít nói.
Biết cách ăn nói, giúp chúng ta có thể tránh được những hiềm khích không cần thiết.
Bạn có thể ăn bằng miệng, nhưng không thể nói theo ý muốn. Vì việc ăn cái gì chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân bạn, còn nói chuyện không hay lại có thể ảnh hưởng đến người khác.
Nếu "người khác" đó còn là bạn bè, đồng nghiệp hoặc ông chủ của bạn. Vậy sau này con đường làm việc trong công ty hay giao tiếp xã hội sau này sẽ gặp khó khăn hơn rồi.
Không cần nhiều lời, chỉ cần nói ít mà chất lượng, nói ít mà có kĩ năng, mọi việc bạn làm sẽ thuận lợi hơn nhiều.
Làm việc là một loại năng lực, cần có phương pháp.
Có một cậu bé kiếm tiền tiêu vặt bằng nghề cắt cỏ.
Có lần, cậu bé gọi điện cho một vị phu nhân giàu có hỏi: "A lô, cho hỏi nhà cô có cần người cắt cỏ không ạ?"
Phu nhân kia trả lời: "Ồ không, không cần đâu, vì nhà cô đã có người phụ trách cắt cỏ rồi!"
Đứa trẻ tiếp tục nói: "Con có thể giúp cô cắt bỏ hết tất cả cỏ dại trong vườn hoa."
Phu nhân đáp: "Người cắt cỏ nhà cô cũng đã làm rồi."
Nói đến đây, cậu bé không kèo nài nữa, mà lễ phép cảm ơn rồi cúp máy.
Anh cậu bé bên cạnh nhịn không được hỏi: "Người cắt cỏ nhà vị phu nhân này không phải là em sao? Thế em còn gọi như thế làm chi?"
Đứa trẻ vừa ghi chép gì đó vào cuốn sổ, vừa trả lời:
"Em chỉ muốn biết khách hàng của em có hài lòng về hiệu suất làm việc của em hay không thôi!"
Thành công không phải miếng bánh rơi từ trên trời xuống, cũng không phải kho báu sau cánh cửa chỉ việc bảo: "Vừng ơi, mở ra!"
Thành công cũng có quy tắc riêng như chơi game. Tuy mỗi người đều có thể dùng nhiều cách khác nhau để áp dụng, nhưng tâm lý khác nhau cũng dẫn đến kết quả không giống nhau.
Học cách làm việc chính là tìm ra phương pháp thích hợp nhất, sau đó quyết tâm thực hiện, giúp bản thân dành chiến thắng trên mọi phương diện.
Đã làm việc thì phải cố gắng, phải quyết tâm, phải vững lòng tin, mới có thể thực hiện tốt.
Làm người là một cảnh giới, đòi hỏi trí tuệ!
Trước đây, tôi từng xem qua một bộ phim. Vị tướng thời đó là một người anh dũng thiện chiến, lại hòa nhã, thương dân, nên rất được lòng mọi người.
Thế nhưng, quản gia nhà ông lại là một kẻ hống hách vô cùng.
Lúc có mặt vị tướng, người quản gia kia tỏ vẻ khiêm tốn. Nhưng sau lưng ông, tên quản gia liền đổi sang bộ mặt hung tợn, tráo trở.
Kẻ này thường mượn danh tiếng của vị tướng kia để mua đồ không trả tiền, cũng như lên mặt với dân chúng bình thường.
Khi việc này đến tai vị tướng kia, ông liền trừng trị rất nghiêm khắc, dù tên đánh xe ngựa cầu xin, khóc lóc cỡ nào đi nữa, ông cũng không mềm lòng.
Mà người quản gia kia, còn là bà con họ hàng của ông.
Nếu tên quản gia này không ỷ lại vào việc là họ hàng của vị tướng, cư xử đúng mực với mọi người, không sống hai mặt. Vậy tương lai nhất định vẫn sẽ giữ được cuộc sống sung túc, no ấm, được nhiều người ngưỡng mộ như trước đây.
Học cách làm người chính là làm việc đúng chuẩn mực đạo đức. Không lợi dụng mối quan hệ để làm điều xấu, không ỷ lại vào gia thế mà khinh khi người khác, cũng không vì kẻ khác yếu thế hơn mà thừa cơ đạp đổ.
Trước khi làm việc gì cũng nên suy nghĩ cẩn thận: xem trong đó xác suất chiến thắng lớn hơn hay gặp nguy hiểm lớn hơn.
Nếu đã biết xác suất gặp nguy hiểm là quá lớn, vậy đừng cậy mạnh. Đôi khi "cố quá" lại thành "quá cố".
Tránh né nhất thời, chờ thời cơ mà phất cờ khởi nghĩa sau. Như vậy, cơ hội giành chiến thắng sẽ cao hơn.
Cuộc sống giống như con thuyền lênh đênh trên biển, bão táp, đá ngầm, chướng ngại vật có ở khắp nơi.
Khi đã "tránh" được nguy hiểm, vậy nên bình tâm mà nghĩ cách thay đổi. Chuyển nguy thành an, lập kế hoạch chu đáo rồi thực hiện.
" Thành công của một người, chỉ dựa vào 15% kĩ năng chuyên môn. Còn 85% còn lại phải dựa vào các mối quan hệ xung quanh và năng lực đối nhân xử thế của họ."
Nắm vững những điều này, đây chính là những pháp bảo lợi hại giúp bạn thay đổi tương lai.