Người nghèo thường "hào phóng", không thay đổi sớm thì còn mãi kém cỏi

Thứ ba - 10/11/2020 10:52
Điều đáng sợ nhất trên thế giới là có những người giỏi hơn bạn mà lại làm việc chăm chỉ hơn bạn. Điều này thật sự đáng để suy ngẫm.
Người nghèo thường "hào phóng", không thay đổi sớm thì còn mãi kém cỏi
1. Thời gian

Tục ngữ nói, thời gian là vàng là bạc. Nhưng đối với người nghèo, thời gian lại trở thành thứ vô dụng nhất, họ thường cảm thấy cuộc sống nhạt nhẽo, luôn muốn tìm đến những thú vui để giết thời gian.

Chẳng hạn như từ sáng đến tối cùng bạn bè ăn uống chơi bời, cày phim, đánh bài... về cơ bản đều là những chuyện vô nghĩa, nhưng họ lại cho rằng mình đang hưởng thụ cuộc sống, đang tận hưởng hôm nay, mặc kệ ngày mai. Xem có vẻ như đang giải tỏa, thật ra lại vô cùng lãng phí.

Nếu như có thể dành khoảng thời gian đó để đọc sách, hoặc là học một kỹ năng mới, họ chắc chắn có thể nâng cao sức cạnh tranh, đặt nền móng cho sự phát triển sau này của mình. Nhưng "tư duy của người nghèo" vốn như thế, càng trẻ tuổi lại cảm thấy thời gian của bản thân càng dư dả.

2. Tư tưởng

Nhiều người nghèo có suy nghĩ rất phóng khoáng, thích nói chuyện viễn vông. Họ thường nói về những điều vượt quá khả năng của mình, như thể họ quan tâm đến mọi thứ, nhưng họ thường không hoàn thành được chúng kể cả việc của chính bản thân mình.

“Thành phố có nền kinh tế kém phát triển quán cơm lại nhiều, những người đàn ông sống gian khổ lại quan tâm chính trị. Quầy bánh đúc lại thường có người tranh cãi đến đỏ mặt tía tai về nghị quyết của Liên hợp quốc.”

3. Tiền bạc

Có một hiện tượng rất lạ, ai càng nghèo càng coi trọng thể diện, vì sĩ diện mà chạy theo những thứ vượt khả năng tài chính hạn hẹp của mình. Dù không có nhiều tiền, nhưng họ thường có tư tưởng mua gì cũng phải mua loại đắt nhất, bày tiệc cũng phải bày linh đình hơn người khác.

Những người bất tài lại là người quan tâm đến thể diện nhất, giấu đi cảm xúc thật của bản thân để có được sự hài lòng của người mạnh hơn mình. Họ thích mua những sản phẩm thời thượng để bắt kịp trào lưu, tìm cho mình cảm giác "hơn người" nhưng kỳ thực lại tự đẩy bản thân và hoàn cảnh thê thảm hơn.

Những người thực sự có thực lực không bao giờ quan tâm đến sĩ diện. Họ có thể nói chuyện thẳng thắn, chỉ rõ đúng sai và dám làm theo ý mình mặc dư luận chỉ trích.

4. Thỏa hiệp

Đa số chúng ta đều rất ghét loại người “gió chiều nào theo chiều đó”, nhưng trong cuộc sống thực tế, người càng nghèo lại càng dễ đánh mất bản thân giữa việc thỏa hiệp và do dự, đồng thời cũng thường hay chần chừ không dứt khoát.

Khi học làm việc nào đó lại không thể kiên trì đến cùng, gặp phải khó khăn liền chùn chân, thậm chí còn nghi ngờ sự lựa chọn ban đầu của chính mình là đúng hay sai, dùng việc đó làm cái cớ tìm đường lui cho mình.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây