CÔNG TY TNHH LUẬT DÂN TRÍ - TƯ VẤN HÔN NHÂN - THỦ TỤC ĐẤT ĐAI - THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - TRANH CHẤP DÂN SỰ - HÌNH SỰ - BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU - LAO ĐỘNG - THỪA KẾ - Luật sư pháp lý - Tư vấn pháp lý - Tư vấn và làm thủ tục đất đai - Thành lập doanh nghiệp - HìLuật sư pháp lý - Tư vấn pháp lý - Tư vấn và làm thủ tục đất đai - Thành lập doanh nghiệp - Hình sự - Hôn nhân
Vì sao làm càng nhiều sẽ càng chịu thiệt thòi
Thứ sáu - 14/01/2022 16:08
Thay vì "bán mạng" làm việc, hãy làm việc khôn ngoan và hiểu thấu quy tắc mà không đồng nghiệp nào nói với bạn.
Tôi có một người bạn, vừa tốt nghiệp loại giỏi tại một trường đại học danh tiếng thì đã ngay lập tức đậu phỏng vấn vào một công ty, con đường phía trước trông rất thuận buồm xuôi gió. Một nhân viên mới mang trên mình ánh hào quang chói rọi của một sinh viên loại giỏi đương nhiên cũng sẽ có vô số sự kỳ vọng từ mọi người thúc đẩy anh ấy hăng hái trong công việc. Sợ sếp không biết mình là siêu nhân, anh ấy luôn gồng mình, làm việc 120% công suất, tham gia hoạt động nhóm thì luôn tranh trước sợ sau, đứng xếp hàng đầu, tranh hạng nhất, anh ấy không cho phép bản thân có bất kỳ khuyết điểm nào.
Các sếp cũng thường hay khen ngợi anh ấy trong các buổi họp, khiến anh cảm thấy cả người tràn đầy nhiệt huyết, giống như một con ngựa hiếu thắng, ngày ngày đều bật chế độ chiến đấu. Khi ấy, anh ta là loại người ai nhìn cũng khen, hoa thấy hoa nở. Nhưng sau nửa năm, hình ảnh và ấn tượng của anh bỗng liên tục giảm sút, thậm chí còn bị sếp phê bình. Sau này tôi mới hiểu, thì ra anh ấy đã phạm phải sai lầm thường gặp của rất nhiều người khi mới đi làm, đó chính là gấp thể hiện, gấp thành công, kết quả đã tạo ra một bi kịch "dục tốc bất đạt". Vấn đề cơ bản của việc này chính là quá để tâm đến kỳ vọng của người khác, khiến cho năng lực của bản thân bị quá tải, cuối cùng bùng nổ.
Ngay sau khi gia nhập công ty, anh ấy đã nỗ lực hết mình, thậm chí dùng hết thời gian rảnh rỗi để cống hiến 120% công suất lao động, giống như việc tăng tốc một chiếc ô tô lên 100 km/ giờ vậy. Các sếp và đồng nghiệp đều lầm tưởng rằng anh ấy có xuất phát điểm cao, vì thế sức chịu đựng cũng sẽ cao không kém, nên đã đặt kỳ vọng quá lớn.
Khi mới bắt đầu, anh ấy đã đổ đầy xăng và sử dụng 120% "sức lực" của mình, điều này dẫn đến sự thiếu bền vững về sau, và việc "chiếc xe" bị hư giữa đường cũng là một điều dễ hiểu. Khi tốc độ xe chậm lại, các nhà lãnh đạo sẽ cảm thấy rằng anh ấy không còn chăm chỉ nữa, dẫn đến ấn tượng về anh cũng dần xấu đi. Kết quả là, khi đơn vị thăng chức cho người mới thì không có tên của anh trong danh sách.
Hãy lấy một ví dụ về quy tắc tâm lý: khi chúng ta xem một bộ phim, nếu đầu phim nhân vật chính là anh hùng, nhưng khi kết phim lại thành vai phản diện, thì loại phim như vậy chắc chắn sẽ bị khán giả ném gạch đến vỡ màn hình mới thôi. Ngược lại, nếu ban đầu nhân vật chính là vai phản diện, nhưng cuối cùng lại bị cảm hóa và về chung đội với nhóm người lương thiện thì khán giả chắc chắn sẽ nhiệt liệt vỗ tay. Do đó, là một người mới đi làm, bạn phải học cách quản lý được sự kỳ vọng của người khác về mình, chứ không phải để bản thân bị cuốn theo sự kỳ vọng đó. Có vậy thì bạn mới có thể đạt được kết quả "làm một nửa, ăn gấp đôi".
- Đầu tiên, đừng vội bộc lộ hết con người bạn, đừng cố hết sức, tốt nhất khi bắt đầu chỉ nên bỏ ra 70% công lực, rồi từ từ mới gia tăng lên, như thế sẽ tạo được cho người xung quanh sự bất ngờ. Việc duy trì sự kỳ vọng của mọi người ở 9/10 điểm sẽ rất dễ khiến cơ thể bạn mệt mỏi và mất đi sự bền vững về lâu dài.
- Thứ hai, đừng vội thể hiện quan điểm của mình, trước tiên hãy dò xét kỹ rồi hãy nói. Nếu chưa hiểu rõ bản chất và môi trường ở nơi làm việc thì nên im lặng và tìm hiểu chứ đừng cố chấp lấy tư tưởng của học sinh ra để diễn giải toàn bộ. Càng không nên dùng lý tưởng và lý luận đi "thu phục giang sơn", đừng đi lên núi rồi cầu xin cá, bạn nhất định phải học và nghiên cứu trước, từng bước phát triển bản thân.
- Thứ ba, những người mới thì không nên ham thành công nhanh chóng, không nên kỳ vọng công ty phải cho mình được một kết quả ngay tức thì trong một thời gian ngắn. Điều này hoàn toàn không thực tế chút nào, nó không những không mang lại kết quả tốt mà còn có thể phản tác dụng, dục tốc thì bất đạt, đó là quy luật xưa nay.
- Thứ tư, đừng vội vàng bác bỏ ý tưởng của người đi trước, làm vậy sẽ rất dễ đắc tội với người khác. Khi đảm nhiệm một công việc nào đó, vì muốn vội vàng thể hiện bản thân, chúng ta thường muốn làm khác đi, tìm cách mới hơn, trình độ cao hơn người đi trước để thực hiện. Cách cư xử này dễ gây phẫn nộ từ phía lãnh đạo và đồng nghiệp, đồng nghiệp cho rằng bạn thích thể hiện nên họ sẽ dần xa lánh bạn, nếu mọi nhân viên đều coi thường bạn và các mối quan hệ đều rạn nứt thì ngay cả lãnh đạo cũng không thể cứu được bạn.
- Thứ năm, bạn phải "học chơi đàn bằng tất cả các ngón tay", như thế mới tránh được công việc càng lúc càng rối loạn, càng lúc càng mệt mỏi, mỗi ngày đều phải vực dậy tinh thần uể oải. Cần kiểm soát nhịp độ công việc, giảm bớt tâm lý thực dụng nóng vội muốn thành công. Làm việc nên đều đặn, từng bước một, đừng để người khác làm phân tâm.
Tránh tính trịch thượng, kiêu ngạo
Có 2 câu tục ngữ dường như đối lập nhưng lại liên quan mật thiết với nhau: “Chức vụ cao hơn một cấp đã đủ chèn ép cấp dưới “ và “ Mộc đẹp đến mấy, gặp gió ắt tan”. Đó chính là nguyên tắc mà những người muốn làm ông chủ, làm sếp, muốn trở thành người quản lý người khác nhất định phải nắm rõ.
Ông chủ phải là người có khí chất lãnh đạo. Để công việc thăng tiến, chúng ta phải luôn giữ thái độ khiêm tốn và chủ động quan tâm tới cấp dưới. Điều ấy không chỉ giúp chúng ta có được cái nhìn thiện cảm của nhân viên mà còn tạo nên uy tín cho bản thân. Trong từng trường hợp khác nhau, sự khéo léo điều chỉnh thái độ chính là cách tốt nhất để xử lý mọi việc.
Một người lãnh đạo cần hiểu rằng: có thể tạo ra thành tựu hay không, không phải là công việc của một người, đó là hệ quả của sự kết hợp giữa thiên thời, địa lợi và con người. Chỉ khi mọi người cùng gom củi, ngọn lửa mới có thể cháy lên. Trong chốn công sở hỗ trợ nhau cùng làm việc thì mới có thể tạo dựng lên thành quả tươi đẹp nhất.
Tránh làm mất lòng cấp trên
Nếu bạn thật sự phải đưa ra những góp ý, khéo léo chọn thời cơ thích hợp là cách khôn ngoan nhất. Người xưa thường nói: “Vảy ngược của rồng chạm vào ắt sẽ chết”. Với vị trí của người cấp dưới, bạn phải tích cực đưa ra những đề xuất ý kiến hay của cá nhân để đóng góp cho công ty. Đó là cách giúp chúng ta được công nhận. Bên cạnh đó, bạn cũng phải biết nắm bắt cơ hội, xem xét xem sếp có thật sự muốn chấp nhận ý kiến đó của bạn hay không và liệu có cách nào xoay chuyển tình thế khó xử ấy? Nếu bạn gặp phải người chủ bảo thủ, luôn làm theo ý muốn của mình, việc bạn đưa ra ý kiến riêng của cá nhân mình là điều thật sự khó khăn. Như người xưa đã dạy “Chim chọn gỗ tốt để đậu, người chọn bạn tốt để đồng hành”. Trong trường hợp ấy, bạn phải thực sự bước ra khỏi vùng an toàn, dám từ bỏ môi trường làm việc độc hại để tìm kiếm sự phát triển cho bản thân.
Học hỏi qua góc nhìn từ lịch sự: Ở nơi làm việc, với cương vị là một người cấp dưới, việc cúi đầu khuất phục chính là yếu tố không thể thiếu. Kể cả khi bạn là người có tầm nhìn cao trông rộng, bạn cũng phải khéo léo để nắm bắt thời cơ. Hãy tự xem xét tình hình liệu rằng sếp của mình có phải là người dễ dàng tiếp nhận hay không, sau đó mới quyết định trình bày ý kiến và tìm cách trình bày sao cho hợp lý nhất. Quả thực, ở chốn công sở, lời nói không thể nông cạn, mọi ngụ ý cần được bày tỏ một cách tinh tế nhất. Mọi lời nói của chúng ta luôn phải ở trong chừng mực, không được quá lời, cũng đừng việc gì cũng nói ra hết tâm nguyện của bản thân.
Không bằng lòng với những vị trí “có thể chấp nhận được”
Đức hạnh không hợp, ắt sẽ gặp tai họa. Nhân đức yếu thì được coi trọng địa vị, vị trí nhỏ thì mưu lớn. Sức tuy nhỏ mà trọng trách nặng, hiếm khi là đủ. Càng ngẫm, chúng ta càng thấy đúng: Quyền lực càng lớn, trách nhiệm càng nặng nề. Nếu “danh” và “thực” không tương xứng, sớm muộn chúng ta cũng bị đào thải. Nếu bạn ở một vị trí cao mà năng lực lại có hạn, hãy cố gắng chăm chỉ học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng để ngày càng hoàn thiện bản thân. Ngược lại, nếu năng lực của bạn cao mà vẫn đang làm việc ở một vị trí tương đối thấp, hãy cứ chờ thời cơ thích hợp để chứng tỏ bản thân và bứt phá. Thành tích, khả năng, vị trí bổ sung cho nhau. Đừng vội tự mãn hoặc làm việc miễn cưỡng bản thân chỉ vì bạn muốn giữ vững vị trí của mình.
Tóm lại, muốn có một vị trí vững chắc ở nơi làm việc, chúng ta phải tích hợp lợi ích mọi mặt, cân nhắc ưu khuyết điểm, nhận định vấn đề hợp lý, nói có lý và không quá đề cao cá nhân mình.Với cương vị là một người Sếp, bạn bạn cần biết quan tâm đến cấp dưới, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Là cấp dưới bạn không nên quá khiêm tốn cũng không quá là kiêu ngạo. Hãy xem xét tình hình tổng thể và hành động theo thời cơ. Cho dù bạn đang ở vị trí nào, hãy nâng cao khả năng của bạn thân và làm những gì mà bạn có thể. IQ chính là yếu tố quyết định vị trí của bạn nhưng EQ quyết định cơ hội thăng tiến của bạn trong công việc.
Nói tóm lại, khi bước vào môi trường làm việc, bạn nên học hỏi và xem xét nhiều hơn, phải khiêm tốn, kiệm lời, biết xin ý kiến với một tư tưởng cởi mở, hòa đồng; phải khắc phục tâm lý nóng vội, loại bỏ ham muốn thành công nhanh chóng, biết tích lũy năng lượng thì mới tiến bộ bền vững được.
Hiện nay, có nhiều người dù đã có gia đình riêng, nhưng vẫn "cặp bồ", nhiều người bị đánh ghen, bôi xấu trên mạng xã hội, song tình trạng này vẫn diễn...
Theo Bộ Công an, nếu người nào sử dụng số tiền do người khác chuyển nhầm có thể bị phạt hành chính đến 5 triệu đồng hoặc có thể bị xử lý hình sự với...