BỊ CÔNG AN TRIỆU TẬP CÓ PHẢI LÀ TÔI ĐÃ PHẠM TỘI?

Thứ năm - 03/12/2020 11:18
Hẳn không ít người đã vướng vào trường hợp tương tự, có thể là do đã thực hiện một việc làm (hành vi) nào đó, nhưng biết/không biết là mình vi phạm pháp luật hoặc cũng có thể là đang yên đang lành bỗng dưng từ đâu đưa đến một tờ giấy triệu tập với nội dung: đề nghị ông/bà….. đúng …giờ….phút….ngày…. có mặt tại cơ quan cảnh sát điều tra công an…để trình bày….
BỊ CÔNG AN TRIỆU TẬP CÓ PHẢI LÀ TÔI ĐÃ PHẠM TỘI?

Để bạn đọc biết rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình trong trường hợp này, bài viết dưới đây Chúng tôi sẽ nêu ra các quy định của pháp luật đối với việc triệu tập lấy lời khai.

Vậy, những trường hợp nào sẽ bị triệu tập để lấy lời khai?

– Trường hợp là người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố (điều 56 BLHS):

Khi là người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì người đó phải có nghĩa vụ: “mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, trình bày trung thực về những tình tiết mà mình biết về sự việc”.

– Trường hợp là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố (điều 57 BLHS): Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố”.

– Trường hợp là Bị can (điều 60 BLHS): “Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã”.

– Trường hợp là Bị cáo (điều 61 BLHS): “Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã”.

– Trường hợp là Bị hại (điều 62 BLHS): Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải”.

– Trường hợp là nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (điều 63, 64, 65 BLHS): “Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng”.

– Trường hợp là người làm chứng (điều 66 BLHS): “Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải”.

Ngoài ra, với tư cách là người chứng kiến, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật cũng phải có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Như vậy, nếu bạn thuộc các đối tượng nêu trên thì khi có giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng thì bạn phải chấp hành.

Nếu cố tình không chấp hành mà không có lý do chính đáng bạn có thể bị áp giải, dẫn giải. Điều 127 BLHS có quy định như sau:

“1. Áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.

2. Dẫn giải có thể áp dụng đối với:

a) Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;

c) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan”.

Nhưng cũng cần lưu ý việc triệu tập lấy lời khai của cơ quan tố tụng phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Điều tra viên được phân công thụ lý chính điều tra vụ án được ký giấy triệu tập bị can tại ngoại để hỏi cung, triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án theo kế hoạch đã được Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án duyệt.

Nghiêm cấm lợi dụng việc sử dụng giấy triệu tập để giải quyết các việc không đúng mục đích, đối tượng, chức năng, thẩm quyền như lợi dụng việc ký, sử dụng giấy triệu tập gọi hỏi nhiều lần về các vấn đề không quan trọng, không liên quan đến vụ án hoặc hỏi đi hỏi lại về một vấn đề mà họ đã trình bày, v.v… làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm mất uy tín cửa cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Nghiêm cấm Điều tra viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu người được triệu tập đến làm việc mà không có giấy triệu tập hoặc giấy mời. Trước khi triệu tập hoặc mời thì Điều tra viên phải tính toán về thời gian, về việc đi lại của người được triệu tập để tránh gây phiền hà về thời gian hoặc đi lại nhiều lần của người được triệu tập hoặc được mời. Nếu người được triệu tập hoặc được mời ở quá xa trụ sở của Cơ quan điều tra thì có thể triệu tập hoặc mời họ đến trụ sở Công an nơi ở hoặc nơi làm việc của họ để lấy lời khai hoặc báo cáo đề xuất Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án thực hiện việc ủy thác điều tra (01/2006/TT-BCA-C11).

Mặt khác, cũng cần biết, pháp luật hiện hành chưa có văn bản cụ thể nào quy định về việc cơ quan điều tra khi nào thì sẽ dùng giấy mời, khi nào thì dùng giấy triệu tập.

Chúng tôi có đội ngũ Luật sư thường xuyên nghiên cứu các quy định của pháp luật và dày dặn kinh nghiệm khi làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng. Khi cần tư vấn hoặc trợ sâu hơn hãy liên hệ với Chúng tôi.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây