CÔNG TY TNHH LUẬT DÂN TRÍ - TƯ VẤN HÔN NHÂN - THỦ TỤC ĐẤT ĐAI - THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - TRANH CHẤP DÂN SỰ - HÌNH SỰ - BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU - LAO ĐỘNG - THỪA KẾ - Luật sư pháp lý - Tư vấn pháp lý - Tư vấn và làm thủ tục đất đai - Thành lập doanh nghiệp - HìLuật sư pháp lý - Tư vấn pháp lý - Tư vấn và làm thủ tục đất đai - Thành lập doanh nghiệp - Hình sự - Hôn nhân
Bị ép ký giấy vay nợ, người bị hại có phải trả tiền không?
Thứ bảy - 12/08/2023 11:47
Thời gian gần đây, nổi lên vài vụ tranh chấp về việc vay nợ. Sự việc xảy ra tranh chấp khi bên nói có, bên nói không về sự tồn tại của việc cho vay mượn đó. Người trong cuộc cho rằng đã bị ép ký giấy vay nợ và không có nhận bất cứ số tiền nào, đó là số tiền khống.
Vậy trường hợp bị ép ký giấy vay nợ, người vay có phải trả số tiền đó hay không? Người bắt ép người khác ký giấy nợ khống sẽ bị xử lý như thế nào?
Ép ký giấy vay nợ là hành vi dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác nhằm buộc người khác ký xác nhận vào giấy vay nợ với nội dung là đã mượn một số tiền cụ thể nào đó và có thể kèm theo một mức lãi suất. Tuy nhiên, người bị hại không hề vay mượn bất kỳ gì cả nhưng lại bị đe dọa, làm phiền và bị yêu cầu phải trả số tiền đó. Hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật.
Người bị ép ký giấy vay vợ có phải trả tiền không?
Theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự;
- Các bên tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Trong giao dịch cho vay tiền, việc các bên tự nguyện thực hiện giao dịch là điều kiện quan trọng để giao dịch có hiệu lực. Điều này có nghĩa, nếu giao dịch vay tiền chỉ xuất phát từ một bên, bên còn lại thực hiện do bị ép buộc thì giao dịch sẽ bị vô hiệu. Điều này cũng được ghi nhận tại Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Căn cứ tại Điều 127 quy định về Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Theo đó:
- Trường hợp các bên đã giao nhận tiền vay thì hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, bên bị ép ký giấy vay tiền sẽ trả lại đúng số tiền đã nhận cho bên cho vay, bên cho vay không được đòi thêm khoản lãi vay.
- Trường hợp bên cho vay ép bên vay ký giấy vay tiền nhưng đây chỉ là một khoản tiền khống, không có thật thì bên vay không có nghĩa vụ phải trả, tuy nhiên bên vay cần chứng minh việc ký giấy vay là do ép buộc, đồng thời số tiền vay nêu trong giấy vay tiền chỉ là số tiền khống.
Trường hợp này nếu xét thấy có dấu hiệu của tội phạm, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra để truy tố, xét xử người có hành vi ép ký giấy vay nợ để chiếm đoạt tiền.
Như vậy, trường hợp này là giao dịch dân sự vô hiệu, khi đó người bị ép ký giấy vay nợ thì không phải trả số tiền đó.
Xử phạt hành vi ép người khác ký giấy vay nợ khống
Các đối tượng thường đe dọa dùng vũ lực, đe dọa tinh thần hoặc thậm chí dùng vũ lực để ép người khác ký vào giấy vay một khoản tiền khống sau đó dùng giấy tờ này để đòi nợ và chiếm đoạt tiền. Hành vi này cũng là hành vi khách quan trong cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản. Cụ thể, khoản 1 Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01-05 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07-15 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Ngoài ra, đối với một số trường hợp bịa đặt vu khống người khác vay mượn tiền không trả làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người đó còn có thể xét về Tội vu khống ( Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), Tội làm nhục người khác (Điều 155 BLHS 2015 được sửa đổi bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
Xử phạt vi phạm hành chính
Trường hợp có hành vi phạm tội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, người ép người khác ký vào giấy vay tiền thì căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng đối với hành vi cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hiện nay, có nhiều người dù đã có gia đình riêng, nhưng vẫn "cặp bồ", nhiều người bị đánh ghen, bôi xấu trên mạng xã hội, song tình trạng này vẫn diễn...
Theo Bộ Công an, nếu người nào sử dụng số tiền do người khác chuyển nhầm có thể bị phạt hành chính đến 5 triệu đồng hoặc có thể bị xử lý hình sự với...