Ngày 16/11/2018 Chính phủ ban hành Nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng mới cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, cụ thể:
Thêm vào đó, một số địa phương thuộc các tỉnh, thành phố như Tiền Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bình, Bình Dương cũng có sự điều chỉnh khi áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới.
2. Doanh nghiệp tự kiểm tra việc thực hiện luật lao động
Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội yêu cầu doanh nghiệp phải tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động ít nhất 01 lần trong năm, với các nội dung như: Việc tuyển dụng lao động; Việc trả lương; Việc tham gia BHXH…
Nếu doanh nghiệp không tự kiểm tra thì đây là cơ sở để cơ quan thanh tra Nhà nước về lao động tiến hành thanh tra đột xuất hoặc đưa vào kế hoạch thanh tra năm sau.
Đồng thời, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không chấp hành việc tự kiểm tra thì đây cũng là tình tiết tăng nặng để quyết định mức xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự…
3. Người lao động được ý kiến sửa đổi, bổ sung thang, bảng lương
Đây là một trong những nội dung người lao động được quyền tham gia ý kiến để đảm bảo quyền dân chủ ở nơi làm việc quy định tại Nghị định 149/2018/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.
Nghị định 149 nêu rõ quyền được tham gia ý kiến của người lao động đối với các nội dung như:
- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động;
- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể;
- Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ;
- Các nội dung khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật.
4. Hướng dẫn lập báo cáo tài chính tổng hợp
Bộ Tài chính đã có Thông tư 99/2018/TT-BTC hướng dẫn lập báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán Nhà nước là đơn vị kế toán cấp trên.
Theo Thông tư này, báo cáo tài chính tổng hợp phải được lập vào thời điểm 31/12 hàng năm. Báo cáo này phải được tổng hợp đầy đủ, bao gồm thông tin tài chính của tất cả đơn vị kế toán cấp dưới trực thuộc theo quy định.
Thông tin tài chính của các đơn vị kế toán cấp dưới phải có số liệu về tài sản thuần và thặng dư/thâm hụt (hoặc lợi nhuận sau thuế) của đơn vị trong năm.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.
5. Nguyên tắc mới về ghi chép trên chứng từ kế toán
Từ ngày 1/1/2019, các nguyên tắc khi ghi chép trên chứng từ kế toán thuế xuất, nhập khẩu và thu khác sẽ được áp dụng theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư 112/2018/TT-BTC.
Theo đó, chữ viết trên chứng từ kế toán phải liên tục, không ngắt quãng, không được viết tắt, không được tẩy xóa; khi viết phải dùng bút bi hoặc bút mực; không dùng mực đỏ và bút chì.
Số tiền viết bằng chữ phải đúng với số tiền viết bằng số; chữ đầu tiên phải viết in hoa, những chữ còn lại không được viết in hoa; phải viết sát đầu dòng, chữ viết và chữ số phải viết liên tục không để cách quãng, ghi hết dòng mới xuống dòng khác, không viết chèn dòng, không viết đè lên chữ in sẵn…
6. Danh mục thuốc được BHYT chi trả
Cũng có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 là Thông tư số 30/2018/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành Danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT.
Theo đó, danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo BHYT có: Thuốc gây tê, gây mê, thuốc giãn cơ, giải giãn cơ; thuốc giảm đau, hạ sốt; thuốc chống viêm không steroid; điều trị gút và các bệnh xương khớp; thuốc chống dị ứng…
Danh mục thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT có: Carbon 11 (C-11), coban 57 (Co-57), Cesium 137 (Cesi-137)…
Từ ngày 1/1/2019, chương trình hỗ trợ thuốc miễn phí cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều trị cho người bệnh sẽ chính thức được áp dụng theo quy định của Bộ Y tế tại Thông tư 31/2018/TT-BYT.
Chương trình này do các cơ sở kinh doanh dược thực hiện, áp dụng với người bệnh đang điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh trong một khoảng thời gian nhất định.
Người bệnh tham gia chương trình phải thuộc đối tượng áp dụng của chương trình hỗ trợ thuốc và được chẩn đoán xác định bệnh phù hợp với phạm vi chỉ định của chương trình hỗ trợ thuốc; phải được cung cấp thông tin, tư vấn đầy đủ và đồng ý, tự nguyện tham gia chương trình.
7. Tăng giá khám bệnh BHYT
Từ 15/01/2019, giá dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc sẽ được áp dụng theo Thông tư 39/2018/TT-BYT của Bộ Y tế.
Theo đó, giá khám bệnh được quy định như sau:
- Bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I: 37.000 đồng/lượt (tăng 3.900 đồng);
- Bệnh viện hạng II: 33.000 đồng/lượt (tăng 3.400 đồng);
- Bệnh viện hạng III: 29.000 đồng/lượt (tăng 2.800 đồng);
- Bệnh viện hạng IV, Trạm y tế xã: 26.000 đồng/lượt (tăng 2.700 đồng).
Riêng giá hội chẩn để xác định ca bệnh khó (chuyên gia/ca; chỉ áp dụng đối với trường hợp mời chuyên gia đơn vị khác đến hội chẩn tại cơ sở khám, chữa bệnh) là 200.000 đồng.
8. Giảm giá khám bệnh cho bệnh nhân không có BHYT
Thông tư 37/2018/TT-BYT quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT đã được Bộ Y tế ban hành và sẽ có hiệu lực từ ngày 15/01/2018.
Thông tư này cho thấy, giá tối đa của dịch vụ khám bệnh đã giảm so với trước đây. Cụ thể
- Bệnh viện hạng đặc biệt và bệnh viện hạng I: 37.000 đồng/lượt (giảm 2.000 đồng/lượt);
- Bệnh viện hạng II: 33.000 đồng/lượt (giảm 2.000 đồng/lượt);
- Bệnh viện hạng III: 29.000 đồng/lượt (giảm 2.000 đồng/lượt);
- Bệnh viện hạng IV và trạm y tế xã: 26.000 đồng/lượt (giảm 3.000 đồng/lượt).
Riêng giá khám sức khỏe toàn diện người lao động, lái xe, khám sức khỏe định kỳ (không kể xét nghiệm, X-quang) có mức giá tối đa là 145.000 đồng.
9. Miễn thuế, lệ phí xuất nhập khẩu cho hàng hóa cho hàng hóa cứu trợ thiên tai
Ngày 29/11/2018 Chính phủ thông qua Nghị định 160/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai, có hiệu lực áp dụng từ 1/1/2019.
- Miễn thuế, lệ phí nhập khẩu, xuất khẩu cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam nhập khẩu, tái xuất khẩu phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa để phục vụ công tác cứu trợ khẩn cấp, tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ thiên tai.
- Trường hợp lượng hàng hóa để lại Việt Nam được sử dụng vào mục đích khác phải chịu thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Đối với người được phép đến Việt Nam hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai: Được làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh ưu tiên tại các cửa khẩu; trường hợp ứng phó khẩn cấp, nếu chưa có thị thực thì được cấp thị thực tại cửa khẩu.
- Đối với phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa được phép nhập khẩu, tái xuất sau khi hoàn thành hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ thiên tai thì được ưu tiên làm thủ tục thông quan tại các cửa khẩu.
10. Một số chính sách liên quan đến xuất, nhập khẩu
Ngày 15/11/2018, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 44/2018/TT-BCT quy định về tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên từ Lào và Campuchia; theo đó:
Tạm ngừng hoạt động kinh doanh tạm nhập từ Lào và Campuchia để tái xuất sang nước thứ ba đối với gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên thuộc nhóm HS 44.03 và 44.07 theo Danh mục hàng hóa XNK ban hành kèm theo Thông tư 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017.
Ngày 14/11/2018, Thông tư 54/2018/TT-BGTVT về biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam được ban hành.
Theo đó, khung giá các dịch vụ kể trên có sự điều chỉnh giảm so với khung giá được quy định hiện nay tại Quyết định 3863/QĐ-BGTVT và Quyết định 3946/QĐ-BGTVT năm 2016.