Đòi lại tài sản sau khi đã cho tặng có được không?

Thứ sáu - 19/03/2021 11:04
Trong trường hợp nào thì người tặng cho đất có quyền đòi lại quyền sử dụng đất? Khi có tranh chấp thì phải giải quyết như nào?
Đòi lại tài sản sau khi đã cho tặng có được không?
Để tìm hiểu chi tiết về vấn đề này, bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn dưới đây:

1. Tư vấn đòi lại tài sản sau khi đã tặng cho.

Không ít trường hợp con cái “thay lòng đổi dạ” sau khi được cho đất, trốn tránh trách nhiệm thậm chí ngược đãi cha mẹ già. Vậy trong trường hợp này, cha mẹ có quyền đòi lại mảnh đất đã tặng, cho con hay không? Và làm thế nào để cha mẹ tặng đất cho con mà không lo con có đất rồi thay lòng, trở nên bất hiếu. Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về tặng, cho quyền sử dụng đất, chúng tôi tư vấn những nội dung sau như sau:

+ Thủ tục cha mẹ tặng, cho đất cho con;

+ Trường hợp cha mẹ có quyền đòi lại đất đã tặng cho;

+ Quy định pháp luật về tặng cho tài sản có điều kiện;

+ Cách giải quyết khi cha mẹ và con có tranh chấp đòi lại đất đã cho;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng đặt câu hỏi. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tình huống dưới đây:

2. Cha mẹ có quyền đòi lại đất đã cho?

Câu hỏi yêu cầu luật sư tư vấn: Mẹ tôi có cho em tôi được quyền sở hữu một miếng đất có một căn nhà cấp 4 với điều kiện thỏa thuận là đưa cho tôi 1/3 giá trị của mảnh đất và nuôi dưỡng mẹ đến cuối đời nhưng không có giấy tờ cam kết, chỉ thỏa thuận bằng miệng (hiện tại mẹ và 2 anh em đang ở chung).

Khi đã sang tên quyền sử dụng đất cho em tôi xong, em tôi xây cất lại ngôi nhà khang trang hơn, nhưng sau một thời gian dài em tôi không thực hiện theo những gì đã thỏa thuận (không đưa tôi 1/3 giá trị mảnh đất cũng như không nuôi dưỡng mẹ tôi như đã hứa. Vậy tôi xin hỏi, nếu như mẹ tôi khởi kiện để lấy lại mảnh đất trên thì có được không? nếu không thì phải cần điều kiện gì mẹ tôi mới đòi lại đất được? Xin cảm ơn.

Chúng tôi trả lời như sau:

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

Theo quy định Điều 167 Luật đất đai 2013 thì:

Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

 3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

Như vậy, trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất phải được thực hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, phải đăng ký quyền sở hữu. Trường hợp đã tặng cho hoàn tất, việc chuyển quyền sở hữu đã xong thì tài sản đã thuộc về người được tặng cho, người tặng cho không thể đòi lại. Trừ trường hợp hợp đồng tặng cho đó là hợp đồng tặng cho có điều kiện và em trai bạn vi phạm điều kiện này thì có thể lấy đó làm căm cứ chấm dứt hợp đồng. Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

 Điều 120. Giao dịch dân sự có điều kiện

1. Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.

2. Trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.


Như vậy, mẹ bạn chỉ có thể đòi lại tài sản đã tặng cho trong trường hợp là tặng cho tài sản có điều kiện và bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ sau khi được tặng cho. Theo thông tin bạn cung cấp thì việc các bên có thỏa thuận về việc em trai bạn phải chia lại 1/3 giá trị của mảnh đất cho bạn và có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ.

Tuy nhiên, thỏa thuận này phải được lập thành văn bản mới có thể coi là điều kiện của hợp đồng tặng cho. Vì vậy khi em trai bạn vi phạm thỏa thuận này thì các bạn phải có căn cứ chứng minh tồn tại điều kiện của hợp đồng và người em trai đã vi phạm điều kiện đó.

Bên cạnh đó, việc em trai bạn vi phạm nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ được quy định tại Điều 35, Luật Hôn nhân và Gia đình, cụ thể như sau:

- Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

- Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

- Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.


Như vậy, nếu em trai bạn vi phạm những nghĩa vụ như trên nêu thì bạn có thể báo sự việc lên UBND phường (xã) để nơi này lập biên bản vụ việc. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà em bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, phạt cải tạo không giam giữ hoặc nghiêm trọng hơn, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây