CÔNG TY TNHH LUẬT DÂN TRÍ - TƯ VẤN HÔN NHÂN - THỦ TỤC ĐẤT ĐAI - THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - TRANH CHẤP DÂN SỰ - HÌNH SỰ - BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU - LAO ĐỘNG - THỪA KẾ - Luật sư pháp lý - Tư vấn pháp lý - Tư vấn và làm thủ tục đất đai - Thành lập doanh nghiệp - HìLuật sư pháp lý - Tư vấn pháp lý - Tư vấn và làm thủ tục đất đai - Thành lập doanh nghiệp - Hình sự - Hôn nhân
Hợp đồng dân sự vô hiệu trong những trường hợp nào?
Thứ sáu - 10/02/2023 09:24
Quy định về hợp đồng vô hiệu là căn cứ quan trọng để biết được hợp đồng đã ký kết có phát sinh sự rằng buộc phải thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng đã giao kết hay không.
Trường hợp hợp đồng vô hiệu bao gồm
Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo
Hợp đồng dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Hợp đồng dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
Hợp đồng dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được
Hợp đồng vô hiệu dẫn tới hậu quả gì?
Hậu quả pháp lý khi Hợp đồng vô hiệu sẽ là:
Hợp đồng không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ các bên kể từ thời điểm giao kết;
Hơp đồng không có giá trị pháp lý kể từ thời điểm giao kết, cho dù Hợp đồng đã được thực hiện trên thực tế hay chưa.
Hợp đồng bị vô hiệu thì các bên phải khôi phục lại tình trạng bên đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có qua định khác.
Hợp đồng vô hiệu thì phụ lục hợp đồng cũng vô hiệu nên các điều chỉnh, bổ sung, thay đổi giữa các bên ký kết cũng không có giá trị.
Quy trình yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu
Các yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu là loại việc khó thực hiện và khó xác định yêu cầu hợp pháp kèm theo tuyên bố hợp đồng vô hiệu bởi:
Thứ nhất, khi có tranh chấp các bên luôn mong muốn phải được bổi thường thiệt hại mà mình gánh chịu. Tuy nhiên khi hợp đồng vô hiệu thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Hợp đồng không bao gồm việc bồi thường các thiệt hại về tinh thần. Việc bồi thường thiệt hại do Hợp đồng vô hiệu không phải là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Hợp đồng.
Thứ hai, việc hoàn trả các lợi ích từ Hợp đồng vô hiệu, Ví dụ: Những hoa lợi, lợi tức thu được từ việc tuyên bố Hợp đồng vô hiệu, nếu thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu thì chủ sở hữu được nhận lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thứ ba, nhiều trường hợp tài sản chuyển giao đã được các bên chuyển giao sang một chủ thể khác dẫn tới việc hoàn trả, hay lấy lại tài sản gặp nhiều vấn đề pháp lý khó khăn.
Thứ tư, các trường hợp hợp đồng vô hiệu tuy được Bộ luật dân sự quy định khá rõ ràng nhưng vận dụng nó để chứng minh hợp đồng vô hiệu từ các chứng cứ mình có không phải diều đơn giản.
Thứ năm, khi hợp đồng vô hiệu thì các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như đặt cọc, ký quỹ, thế chấp,...mà được thỏa thuận trong hợp đồng có vô hiệu không? Giải quyết được triệt để các vấn đề pháp lý và thuyết phục cơ quan tài phán như Tòa án, trọng tài chấp thuận yêu cầu khởi kiện của mình luôn không đơn giản.
Hiện nay, có nhiều người dù đã có gia đình riêng, nhưng vẫn "cặp bồ", nhiều người bị đánh ghen, bôi xấu trên mạng xã hội, song tình trạng này vẫn diễn...
Theo Bộ Công an, nếu người nào sử dụng số tiền do người khác chuyển nhầm có thể bị phạt hành chính đến 5 triệu đồng hoặc có thể bị xử lý hình sự với...