Khi nào phải chỉ định người đại diện trong tố tụng dân sự?

Thứ bảy - 05/02/2022 15:14
Đương sự trong vụ án dân sự có quyền tự mình tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì Tòa án phải chỉ định người đại diện trong tố tụng dân sự. Vậy đó là những trường hợp nào?
Khi nào phải chỉ định người đại diện trong tố tụng dân sự?
Điều 88 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về chỉ định người đại diện trong tố tụng dân sự như sau:

* Khi tiến hành tố tụng dân sự, Tòa án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Vụ án có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà không có người đại diện;

- Vụ án có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Người đại diện là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;

+ Người đại diện là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.

* Đối với vụ việc lao động mà có đương sự thuộc trường hợp trên và Tòa án cũng không chỉ định được người đại diện theo quy định trên thì Tòa án chỉ định tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động đó.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây