Không được nhận con thì tôi phải làm gì?

Thứ hai - 25/01/2021 13:37
Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc ngoài thời kỳ hôn nhân nhưng được cả cha và mẹ thừa nhận là con chung thì không có gì vướng mắc, nhưng nếu có trường hợp người không được nhận là cha, mẹ của một người thì có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình hoặc người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình…?
Không được nhận con thì tôi phải làm gì?

Bài viết dưới đây Chúng tôi xin làm rõ quy định của pháp luật về việc xác định cha, mẹ, con theo luật hôn nhân và gia đình hiện hành.

Tại mục 2 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc xác định cha, mẹ, con như sau:

• Xác định cha, mẹ

+ Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

+ Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

• Xác định con

+ Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.

+ Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.

• Quyền nhận cha, mẹ

+ Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.

+ Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha.

• Quyền nhận con

+ Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.

+ Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.

• Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp người có yêu cầu chết

Trong trường hợp có yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con mà người có yêu cầu chết thì người thân thích của người này có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con cho người yêu cầu đã chết.

• Xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

+ Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật hôn nhân và gia đình.

+ Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra.

+ Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra.

+  Việc xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được áp dụng theo quy định tại Điều 94 của Luật hôn nhân và gia đình.

• Xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.

• Vậy thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con thuộc về cơ quan nào?

– Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.

– Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật hôn nhân và gia đình.

Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

• Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con gồm những ai?

– Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật hôn nhân và gia đình.

– Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật hôn nhân và gia đình.

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật hôn nhân và gia đình:

+ Cha, mẹ, con, người giám hộ;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

+  Hội liên hiệp phụ nữ.

Công ty Chúng tôi với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm chuyên tư vấn, giải quyết các vụ việc về hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động… Nếu cần hỗ trợ hãy liên hệ với Chúng tôi.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây