Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Thứ bảy - 08/10/2016 15:27
Ngày 17/10/2011 Thủ tướng Chính nhủ đã ban hành Nghị định số 91/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Sau đây là một số điều khoản trong Nghị định trên.
Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
 Điều 17. Hành vi có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm đối với trẻ em vi phạm pháp luật

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi dùng lời nói, hành động hoặc hành vi khác có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm đối với trẻ em vi phạm pháp luật.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc cá nhân, tổ chức chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 18. Hành vi đặt nghĩa trang, cơ sở sản xuất, kho chứa thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại, chất phóng xạ, chất dễ gây cháy nổ gần cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc ngược lại

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đặt nghĩa trang, cơ sở sản xuất, kho chứa thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại, chất dễ gây cháy, nổ trong phạm vi ảnh hưởng đến cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, cơ sở văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em;

b) Đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh có chất thải độc hại, có tiếng ồn lớn vượt quá giới hạn cho phép ảnh hưởng đến cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, cơ sở văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em;

c) Đặt cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, cơ sở văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em trong phạm vi ảnh hưởng của nghĩa trang, cơ sở sản xuất, kho chứa thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại, chất dễ gây cháy, nổ hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh có chất thải độc hại, có tiếng ồn lớn vượt quá giới hạn theo quy định của pháp luật.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động không thời hạn đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cá nhân, tổ chức khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng, lắp đặt thiết bị trái phép do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc cá nhân, tổ chức thực hiện những biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Điều 19. Hành vi không bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, giao thông vận tải dẫn đến tai nạn, thương tích cho trẻ em

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thông báo, đặt biển báo, rào chắn hoặc chỉ dẫn kịp thời những nơi nguy hiểm, độc hại, dễ cháy nổ, điện giật hoặc không an toàn về giao thông vận tải dẫn đến tai nạn, thương tích cho trẻ em;

b) Không tuân thủ đầy đủ, kịp thời các biện pháp bảo đảm an toàn về sản xuất, kinh doanh, lưu hành các phương tiện giao thông vận tải dẫn đến tai nạn, thương tích cho trẻ em.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cá nhân, tổ chức thực hiện ngay các biện pháp để khắc phục tình trạng thiếu an toàn do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc cá nhân, tổ chức chịu mọi chi phí chữa trị tai nạn, thương tích cho trẻ em do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 20. Hành vi sử dụng cơ sở vật chất dành cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác làm ảnh hưởng đến lợi ích của trẻ em

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng sai mục đích, làm hư hại cơ sở vật chất dành cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của trẻ em làm ảnh hưởng đến lợi ích của trẻ em.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lấn chiếm đất đai, công trình, nhà, diện tích, khu vực, thời gian sử dụng dành cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của trẻ em;

b) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc làm sai lệch quy hoạch cơ sở dành cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của trẻ em đã được phê duyệt.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cá nhân, tổ chức nộp lại số tiền hoặc lợi ích vật chất khác có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Buộc cá nhân, tổ chức khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng, thiết bị lắp đặt trái phép do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây