Quyết định 625/QĐ-CA - Tòa án nhân dân tối cao

Thứ hai - 10/10/2016 10:38
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế giải quyết đơn đề nghị, kiến nghị, thông báo đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo luật định
Quyết định 625/QĐ-CA - Tòa án nhân dân tối cao

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Số: 625/QĐ-CA

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2016

 

QUYT ĐỊNH

Ban hành Quy chế giải quyết đơn đề nghị, kiến nghị, thông báo đối vi
bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục
giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân

CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cử Bộ luật tổ tụng hình sự sổ 101/2015/QH13;

Căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13;

Căn cứ Luật tổ tụng hành chính số 93/2015/QH13;

Căn cử Luật tổ chức Tòa án nhân dân sổ 62/2014/QH13;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giám đốc kiểm tra L, II, III.

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế giải quyết đơn đề nghị, kiến nghị, thông báo đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân.

Điêu 2. Quyêt định này có hiệu lực thi hành kê từ ngày ký.

Điều 3. Tòa án quân sự Trung ương, Tòa án nhân dân cấp cao; Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3 (để thực hiện);

- Các thành viên HĐTP TANDTC;

- Các đơn vị thuộc TANDTC;

- Các Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự;

- Lưu: VT (VP, Vụ PC&QLKH).

 

CHÁNH ÁN

Nguyễn Hòa Bình

 

QUY CHẾ

GIẢI QUYẾT ĐƠN ĐỀ NGHỊ, KIẾN NGHỊ, THÔNG BÁO ĐỐI VỚI BẢN ÁN, QUYẾT
ĐỊNH CỦA TÒA ÁN ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC
THẨM, TÁI THẨM TÒA ÁN NHÂN DÂN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 625/QĐ-CA ngày 06 tháng 9 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy chế này quy định về trình tự, thủ tục và phân công trách nhiệm trong việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm của đương sự; thông báo, kiến nghị của cơ quan, tố chức, cá nhân khác đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thấm, tái thấm (sau đây gọi chung là văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm) đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật tại Tòa án nhân dân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự và Luật tố tụng hành chính.

2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ủy quyền cho Chánh án Tòa án quân sự Trung ương quy định việc giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đổi với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự các cấp trên cơ sở quy định của pháp luật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự.

2. Người có nhiệm vụ trong giải quyêt văn bản đê nghị giám đôc thâm, tái thẩm thẹo quy định của Quy chế này.

Điều 3. Nguyên tắc giải quyết

1. Giải quyết kịp thời, trong thời hạn luật định các văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;

2. Đảm bảo việc giải quyết khách quan, đúng quy định của pháp luật các đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Điều 4. Thẩm quyền giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết các văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các trường hợp sau:

a) Đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương;

b) Đ nghị xem xét lại văn bản trả lời không có căn cứ kháng nghị của Tòa án nhân dân cấp cao;

c) Đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện khi thấy cần thiết (có kiến nghị, tố cáo vượt cấp, kéo dài, đông người...).

2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền lãnh thổ; trừ các trường họp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ủy quyền cho Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao ủy quyền cho Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Thấm phán Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

4. Chánh án Tòa án quân sự Trung ương có thẩm quyền giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.

Chương II

NHẬN, XỬ LÝ, THỤ LÝ VĂN BẢN
ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM

Điều 5. Nhận văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

1. Các đơn vị, cá nhân trong hệ thống Tòa án nhân dân khi nhận được văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thì trong thời hạn 03 ngày làm việc phải chuyển cho Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao hoặc các Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao theo thẩm quyền để xử lý bước đầu.

2. Hình thức nhận văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

a) Nhận văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo đường dịch vụ bưu chinh;

b) Nhận văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trực tiếp tại Tòa án;

c) Trường họp cá nhân đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trình bày tại Phòng tiếp công dân của Tòa án thì cán bộ tiếp công dân phải lập biên bản ghi ý kiến. Biên bản phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người trình bày và có giá trị như văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

3. Vụ Công tác phía Nam có trách nhiệm bố trí bộ phận tiếp dân tại trụ sở làm việc để tiếp công dân, nhận và xử lý các đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm do tổ chức, cá nhân chuyển đến và chuyển cho Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao hoặc các Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao theo thẩm quyền để xử lý bước đầu.

Điều 6. Xử lý bước đầu văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

1. Trách nhiệm xử lý bước đầu

a) Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm xử lý bước đầu các văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế này.

b) Các Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao có trách nhiệm xử lý bước đầu các văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao theo lãnh thổ được quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này.

2. Quy trình xử lý bước đầu

Khi nhận được được văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao và các Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao tiến hành kiểm tra về thủ tục và xử lý như sau:

a) Neu văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; Điều 328, Điều 353 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; Điều 257, Điều 282 Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì chuyển đến các Vụ giám đốc kiểm tra của Tòa án nhân dân tối cao hoặc các Phòng giám đốc kiểm tra của Tòa án nhân dân cấp cao để giải quyết; cụ thể:

- Chuyển các văn bản đề nghị giám đốc thẩm, -tái thẩm đối với bản án, quyết định về hình sự đến Vụ giám đốc kiểm tra I (đối với Tòa án nhân dân tối cao) và Phòng giám đốc kiểm tra I (đối với Tòa án nhân dân cấp cao);

- Chuyển các văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định về dân sự và kinh doanh, thương mại đến Vụ giám đốc kiểm tra II (đối với Tòa án nhân dân tối cao) và Phòng giám đốc kiểm tra II (đối với Tòa án nhân dân cấp cao);

- Chuyển các văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm về hành chính, lao động, hôn nhân gia đình và người chưa thành niên đến Vụ giám đốc kiểm tra III (đối với Tòa án nhân dân tối cao) và Phòng giám đốc kiểm tra III (đối với Tòa án nhân dân cấp cao). Nếu Tòa án nhân dân cấp cao không thành lập Phòng giám đốc kiểm tra III thì chuyển văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm về hành chính cho

Phòng giám đốc kiểm tra I và chuyển văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm về lao động, hôn nhân gia đình và người chưa thành niên cho Phòng giám đốc kiểm tra II.

b) Nếu văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm không đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; Điều 328, Điều 353 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; Điều 257, Điều 282 Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì yêu cầu người gửi văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 01 tháng.

- Nếu người gửi văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm sửa đổi, bổ sung đúng quy định thì xử lý theo quy định tại điểm a khoản này.

- Nếu hết thời hạn 01 tháng mà người gửi văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm không sửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi, bổ sung không đúng quy định thì Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao, Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao ra thông

báo trả lại văn bản đề nghị và tài liệu kèm theo (nếu có).

c) Nếu vụ việc đã hết thời hạn xem xét giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của pháp luật mà không có tài liệu chứng minh là do nguyên nhân khách quan thì ra thông báo trả lại văn bản đề nghị và tài liệu kèm theo (nếu có); Trường hợp có tài liệu chứng minh do trở ngại khách quan thì giải quyết theo quy định tại điểm a khoản này.

5. Thông báo nhận và chuyển văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

a) Sau khi nhận văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao và các Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao phải ghi ngày, tháng, năm nhận vào góc trái phía trên của văn bản đề nghị; ghi vào sổ nhận văn bản đề nghị.

b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao và các Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao phải ban hành một trong các thông báo sau: (1) thông báo đề nghị bổ sung thủ tục (nếu thiếu thủ tục), (2) trả lại văn bản đề nghị và tài liệu kèm theo (nếu vụ việc đã hết thời hạn kháng nghị mà không có căn cứ là do nguyên nhân khách quan), (3) thông báo đã nhận văn bản đề nghị và chuyển đơn vị chức năng xem xét, giải quyết (nếu đủ thủ tục).

Điều 7. Thụ lý văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm do Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao hoặc các Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao chuyển đến, Vụ trưởng Vụ giám đốc kiểm tra Tòa

a) Vào sổ thụ lý đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;

b) Phân công Thẩm tra viên nghiên cứu hồ sơ vụ việc theo nguyên tắc ngẫu nhiên, khách quan.

2. Đối với những vụ việc mà thời hạn kháng nghị còn ít hơn 03 ngày thì Vụ trưởng Vụ giám đốc kiểm tra Tòa án nhân dân tối cao, Trưởng phòng Phòng giám đốc kiểm tra của Tòa án nhân dân cấp cao phải chỉ đạo thụ lý và phân công Thẩm tra viên nghiên cứu, giải quyết ngay trong ngày để đảm bảo quyền lợi cho cơ quan, tổ chức, các nhân gửi đơn.

Điều 8. Chuyển hồ SO’ vụ việc để giải quyết đề nghị giám đốc thẩm, tái

thẩm

1. Các Vụ giám đốc kiểm tra của Tòa án nhân dân tối cao, các Phòng giám đốc kiểm tra của Tòa án nhân dân cấp cao yêu cầu Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ việc chuyển hồ sơ để giải quyết theo thẩm quyền.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu chuyển hồ sơ, Toà án đang quản lý hồ sơ vụ việc phải chuyển hồ sơ đến đơn vị đã có văn bản yêu cầu.

2. Trường hợp Toà án, Viện kiểm sát cùng có yêu cầu chuyển hồ sơ vụ việc thì Tòa án đang quản lý hồ sơ phải chuyển hồ sơ đến cơ quan có yêu cầu trước và thông báo đến cơ quan có yêu cầu sau.

3. Trường hợp một vụ việc mà Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao cùng có yêu cầu chuyển hồ sơ thì Tòa án đang quản lý hồ sơ phải chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân tối cao và thông báo cho Tòa án nhân dân cấp cao biết.

Chương III

ỦY QUYỀN THỰC HIỆN VIỆC GIẢI QUYẾT
VẢN BẢN ĐÈ NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM

Điều 9. Nhiêm vu của Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao

1. Chánh án ủy quyền cho Phó Chánh án giúp Chánh án giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo từng lĩnh vực chuyên môn (sau đây gọi là Phó Chánh án phụ trách).

2. Phó Chánh án phụ trách có nhiệm vụ sau đây:

a) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc Vụ giám đốc kiểm tra, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Phòng giám đốc kiểm tra, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thực hiện nhiệm vụ giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo lĩnh vực được phân công;

b) Nghiên cứu tiểu hồ sơ hoặc hồ sơ vụ việc (nếu thấy cần thiết);

c) Yêu cầu xác minh, thu thập chúng cứ theo quy định của pháp luật tố tụng;

d) Xem xét và có ý kiến giải quyết vụ việc;

đ) Tổ chức và chủ trì phiên họp của Tổ thẩm phán xem xét, giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;

e) Quyết định việc yêu cầu hoãn thi hành án khi được Chánh án ủy quyền;

g) Quyết định kháng nghị, không kháng nghị (trừ vụ việc do Chánh án trực tiến eiải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 28 Quy chế này).

h) Yêu cầu Vụ giám đốc kiểm tra hoặc Phòng giám đốc kiểm tra báo cáo về việc giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo lĩnh vực được phân công.

Điều 10. Thẩm quyền văn bản của Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao

1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ủy quyền cho Phó Chánh án phụ trách ký các văn bản sau đây:

a) Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;

b) Thông báo về việc không kháng nghị đối với trường họp đã có văn bản thông báo trả lời do Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ký mà đương sự tiếp tục có văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;

c) Thông báo thụ lý và kết quả giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển văn bản đề nghị đối với các vụ việc do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trực tiếp chỉ đạo giải quyết;

d) Các văn bản khác theo ủy quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao ủy quyền cho Phó Chánh án phụ trách ký các văn bản sau đây:

a) Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;

b) Thông báo về việc không kháng nghị đối với trường hợp đã có văn bản thông báo trả lời do ủy viên ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao ký mà đương sự tiếp tục có văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;

Điều 11. Nhiệm vụ của Tổ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Tổ Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao

1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao thành lập các Tổ Thẩm phán để giải quyết các văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thuộc thẩm quyền.

Số lượng và danh sách thành viên các Tổ Thẩm phán do Chánh án quyết

định.

2. Tổ Thẩm phán có nhiệm vụ sau đây:

a) Nghiên cứu tiểu hồ sơ hoặc hồ sơ vụ việc (nếu thấy cần thiết);

b) Yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật tố tụng;

c) Thảo luận và có ý kiến về giải quyết vụ việc.

Điều 12. Nhiệm vụ của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao

1. Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ sau đây:

a) Nghiên cứu tiểu hồ sơ hoặc hồ sơ vụ việc (nếu thấy cần thiết);

b) Yêu cầu xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ theo quy định của pháp luật tố tụng;

c) Nhận xét và có ý kiến giải quyết vụ việc;

2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ủy quyền cho Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao ủy quyền cho Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao ký các văn bản sau:

a) Thông báo về việc không kháng nghị;

b) Các văn bản khác khi được Chánh án ủy quyền trong từng trường họp cụ thể.

Điều 13. Nhiệm vụ của Vụ trưởng Vụ giám đốc kiểm tra Tòa án nhân dân tối cao, Trưởng phòng Phòng giám đốc kiểm tra Tòa án nhân dân cấp cao

1. Vụ trưởng Vụ giám đốc kiếm tra Tòa án nhân dân tối cao, Trưởng phòng Phòng giám đốc kiểm tra Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan đang quản lý hồ sơ chuyển hồ sơ vụ việc;

Yêu cầu thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định của pháp luật tố tụng;

b) Đưa ra quan điểm và ký tờ trình về việc giải quyết vụ việc.

C) Chỉ đạo, kiếm tra, đôn đốc Thẩm tra viên thực hiện nhiệm vụ.

đ) Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Chánh án, Phó Chánh án phụ trách và Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc.

2. Vụ trưởng Vụ giám đốc kiểm tra Tòa án nhân dân tối cao có thể ủy quyền cho Phó Vụ trưởng Vụ giám đốc kiểm tra; Trưởng phòng Phòng giám đốc kiểm tra Tòa án nhân dân cấp cao có thể ủy quyền cho Phó trưởng phòng Phòng giám đốc kiểm tra thực hiện những nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 14. Nhiệm vụ của Thẩm tra viên

1. Đề xuất việc đề nghị chuyển hồ sơ vụ việc để giải quyết đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;

2. Tièp nhận các tài liệu, chứng cứ do đương sự giao nộp theo quy định của pháp luật tố ỵms:

3. Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật tố tụng;

4. Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ vụ việc;

5. Đề xuất ý kiến và dự thảo tờ trình giải quyết vụ việc theo chỉ đạo của lãnh đạo Vụ giám đốc kiểm tra Tòa án nhân dân tối cao, lãnh đạo Phòng giám đốc kiểm tra Tòa án nhân dân cấp cao;

6. Lập tiểu hồ sơ giám đốc thẩm, tái thẩm; quản lý hồ sơ vụ việc;

7. Dự thảo văn bản giải quyết vụ việc;

8. Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo Vụ giám đốc kiểm tra Tòa án nhân dân tối cao, lãnh đạo Phòng giám đốc kiểm tra Tòa án nhân dân cấp cao.

Chương IV

TRÌNH Tự, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT
VĂN BẢN ĐÊ NGHỊ GIÁM ĐỐC THẲM, TÁI THẨM

Mục 1 NHỮNG VẤN ĐÊ CHUNG

Điều 15. Thòi hạn giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

1. Vụ giám đốc kiểm tra của Tòa án nhân dân tối cao, Phòng giám đốc kiểm tra của Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ vụ việc, xây dựng tò trình, lập tiểu hồ sơ báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong thòi hạn 03 tháng (trường hợp đặc biệt không quá 06 tháng) kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc đối với một trong các trường hợp sau:

a) Vụ việc thuộc trường họp quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế này;

b) Vụ việc khiếu nại bức xúc, kéo dài hoặc có ý kiến của nhiều phương tiện thông tin đại chúng;

c) Vụ việc có ý kiến của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cẩp cao yêu cầu khẩn trương giải quyết (trường họp Chánh án yêu cầu báo cáo trong thời hạn nhất định thì phải thực hiện theo đúng thời hạn);

d) Vụ việc có văn bản kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

đ) Vụ việc có văn bản yêu cầu hoãn thi hành án;

e) Vụ việc mà Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm để giải quyết lại.

2. Trong trường họp vụ việc còn dưới 03 tháng là hết thời hạn kháng nghị thì thời hạn giải quyết do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao quyết định.

3. Thời hạn giải quyết các văn bản đề nghị giám đốc thẩm đối với vụ việc không thuộc khoản 1, khoản 2 Điều này là 09 tháng, vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 12 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc.

Điều 16. Tờ trình thẩm tra vu viêc

Tờ ừình thẩm tra vụ việc do Thẩm tra viên thực hiện. Tờ trình có nội dung chính sau đây:

1. Phần mở đầu: Ghi rõ quan hệ pháp luật; số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; tên Tòa án đã ban hành bản án, quyết định; tên, địa chỉ những người tham gia tố tụng (nếu có người chưa thành niên thì phải ghi cụ thể ngày, tháng, năm sinh và tình đến ngày bị truy tố hoặc bị xâm hại thì họ bao nhiêu tuổi tròn) và quan hệ của họ (nếu có); tên Thẩm tra viên; lãnh đạo Vụ giám đốc kiểm tra Tòa án nhân dân tối cao, Phòng giám đốc kiểm tra Tòa án nhân dân cấp cao phụ trách;

2. Phần nội dung: Yêu cầu phải tóm tắt ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng, trung thực, chính xác.

a) Đối với vụ án dân sự, hành chính: Ghi rõ ngày, tháng, năm của đơn khởi kiện, lời trình bày, lời khai, các yêu cầu của đương sự, người làm chứng (nếu có), ý kiến của các cơ quan quản lý Nhà nước, kết luận giám định (nếu có), các tài liệu, chứng cứ khác trong hồ sơ vụ việc...

b) Đối với vụ án hình sự: Trình bày nội dung vụ án; Kết luận điều tra, Cáo trạng; lời khai của bị can, bị cáo, người bị hại, người đại diện hop pháp của người bị hại, nhản chứng (nếu có); kết luận giám định (nếu có); các tài liệu, chứng cứ để chứng minh có tội hay không có tội; bồi thường thiệt hại; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; các tài liệu, chứng cứ khác cần thiết cho việc giải quyết vụ án ...

3. Phần quá trình giải quyết: Nêu rõ nhũng căn cứ và nội dung quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Trường hợp vụ việc đã được giải quyết sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm nhiều lần thì tóm tắt ngắn gọn kết quả những lần giải quyết trước. Tập trung làm rõ những căn cứ để giải quyết và nội dung quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm lần sau cùng đang là đối tượng giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

4. Nội dung các văn bản đề nghị: Tóm tắt nội dung, lý do đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của đương sự, người bị kết án; tóm tắt nội dung, lý do kiến nghị của các cơ quan, tố chức, cá nhân.

5. Phần nhận xét về kết quả thẩm tra: Việc phân tích phải ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ, tránh việc lặp lại nhũng nội dung đã được trình bày. Phân tích rõ về những yeu cầu đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của đương sự, người bị kết án thì phần nào của bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm đúng, phần nào sai và sai vì sao? căn cứ quy định nào của pháp luật đế xác định đúng, sai (trích dẫn văn bản pháp luật).

6. Phần đề xuất: Đe xuất quan điểm giải quyết vụ việc của Vụ Giám đốc kiểm tra, Phòng Giám đốc kiểm tra (nếu Thẩm tra viên có ý kiến khác cũng phải thể hiện trong phần này). Đồ xuất phải rõ ràng.

7. Tờ trình thẩm tra vụ việc phải ghi ngày, tháng, năm và lãnh đạo Vụ giám đốc kiểm tra Tòa án nhân dân tối cao, Phòng giám đốc kiểm tra Tòa án nhân dân cấp cao ký tên.

Thều 17. Tiểu hồ sơ giải quyết vụ việc

Tiểu hồ sơ gồm các tài liệu sau đây:

1. Tờ trình thẩm tra vụ việc;

2. Các văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;

3. Các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án đã giải quyết và được sắp xếp theo thứ tự thời gian;

4. Các Biên bản phiên tòa, phiên họp được sắp xếp theo thứ tự thời gian;

5. Đối với vụ án hình sự thì phải có: Kết luận điều tra, điều tra bổ sung của Cơ quan điều tra; Cáo trạng của Viện kiểm sát; các tài liệu, chứng cứ (chứng minh có tội hay không có tội; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ); các tài liệu chứng minh về yêu cầu của người đề nghị và accs tài liệu liên quan (nếu có).

6. Đối với vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, hành chính phải có đơn khởi kiện, các tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu của đương sự là có căn cứ và hợp pháp; vụ việc tranh chấp quyền sử dụng đất thì phải có sơ đồ hiện trạng thửa đất; đối với vụ án thừa kế thì phải có sơ đồ huyết thống ..

7. Các tài liệu, chứng cứ khác cần thiết cho việc giai quyết vụ việc.

8. Tiểu hồ sơ phải có mục lục, đánh số thứ tự; các tài liệu trong tiểu hồ sơ phải được đánh số bút lục mới và số hóa để phục vụ cho việc nghiên cứu, giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm và lưu trữ (trừ Tờ trình giải quyết vụ việc).

Điều 18. Phân công Thẩm phán giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao phân công Thẩm phán giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thể ủy quyền cho Phó Chánh án phụ trách phân công Thẩm phán giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

Sau khi nghiên cứu hồ sơ và hoàn thành tờ trình, lãnh đạo Vụ giám đốc kiểm tra, Phòng giám đốc kiểm tra chuyển tờ trình báo cáo Phó Chánh án được ủy quyền. Theo nguyên tắc ngẫu nhiên, khách quan, Phó Chánh án được ủy quyền phân công Thẩm phán trong Tổ Thẩm phán giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Phó Chánh án phụ trách báo cáo Chánh án về việc phân công Thẩm phán và kết quả giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm.

Mục 2 GIẢI QUYẾT VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẢM TẠI

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Điều 19. Giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Vụ giám đốc kiểm tra

1. Sau khi nhận văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, nếu đủ điều kiện thụ lý, Yụ trưởng Vụ giám đốc kiểm tra chỉ đạo thụ lý, phân công Thẩm tra viên nghiên cứu hồ sơ vụ việc và thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 13 Quy chế này.

2. Thẩm tra viên được phân công nghiên cứu hồ sơ vụ việc thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 14 Quy chế này. Kết thúc việc thẩm tra, Thẩm tra viên phải đề xuất phương án giải quyết vụ việc và trình lãnh đạo Vụ giám đốc kiểm tra có ý kiến.

3. Lãnh đạo Vụ giám đốc kiểm tra phải nghiên cứu tiểu hồ sơ, kiểm tra tài liệu, chứng cứ và có ý kiến đề xuất quan điểm giải quyết vụ việc; ghi ngày, tháng, năm đề xuất và ký tên.

Điều 20. Giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

1. Thời hạn giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là 01 tháng kể từ ngày nhận được tiểu hồ sơ vụ việc.

2. Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được phân công giải quyết vụ việc có nhiệm vụ sau đây:

a) Trường hợp xét thấy bản án, quyết định bị đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có căn cứ,, đúng pháp luật và ý kiến thống nhất với đề xuất của lãnh đạo Vụ giám đốc kiểm tra thì ký văn bản thông báo trả lời;

b) Trường hơp xét thấy bản án, quyết định bị đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có căn cứ, đúng pháp luật, nhung ý kiến khác với đề xuất của lãnh đạo Vụ giám đốc kiểm tra thì đề nghị Phó Chánh án phụ trách xem xét, quyết định;

c) Trường hợp xét thấy bản án, quvết định bị đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì báo cáo Phó chánh án phụ trách quyết định;

d) Trường họp vụ việc do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trực tiếp giải quyết quy định tại khoản 1 Điều 23 Quy chế này thì Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nghiên cứu tiểu hồ sơ hoặc hồ sơ và đề xuất ý kiến giải quyết vụ việc.

Điều 21. Giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

1. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phụ trách cho ý kiến đối với vụ việc quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 20 Quy chế này.

2. Phó Chánh án phụ trách được phân công giải quyết vụ việc có nhiệm vụ sau đây:

a) Trường hợp xét thấy bản án, quyết định bị đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có căn cứ, đúng pháp luật và ý kiến thống nhất với ý kiến của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì quyết định thông báo trả lời;

b) Trường hợp xét thấy bản án, quyết định bị đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có căn cứ kháng nghị và ý kiến thống nhất với ý kiến Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì quyết định kháng nghị;

c) Trường hợp ý kiến của Phó Chánh án phụ trách khác với ý kiến của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì đưa ra Tổ Thẩm phán;

d) Trường hợp vụ việc phức tạp thì đề nghị Tổ thẩm phán xem xét, quyết định.

đ) Trường họp vụ việc do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trực tiếp giải quyết quy định tại khoản 1 Điều 23 Quy chế này thì Phó Chánh án có ý kiến trước khi báo cáo Chánh án.

Điều 22. Giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Tổ thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

1. Tổ thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nghiên cứu, có ý kiến đối với vụ việc quy định tại điểm d khoản 2 Điều 21 Quy chế này;

2. Tiểu hồ sơ vụ việc phải gửi đến các thành viên của Tổ thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trước 07 ngày kể từ ngày mở phiên họp.

3. Tổ Thẩm phán họp khi ít nhất 2/3 thành viên tham dự. Thành phần tham gia phiên họp gồm: Phó Chánh án phụ trách, các Thẩm phán là thành viên, lãnh đạo Vụ giám đốc kiểm tra, Thẩm tra viên nghiên cứu hồ sơ vụ việc.

4. Khi Họp Tổ Thẩm phán, các Thẩm phán phải chuẩn bị trước ý kiến của mình bằng văn bản về quan điểm giải quyết vụ án.

5. Kết luận cuộc họp của Tổ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được phân công giải quyết vụ việc:

a) Trường hợp tất cả thành viên của Tổ thẩm phán đều cho rằng bản án, quyết định bị đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có căn cứ, đúng pháp luật thì kết luận thông báo trả lời;

b) Trường họp tất cả các thành viên Tổ Thẩm phán đều cho rằng bản án, quyết định bị đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có căn cứ kháng nghị thì kết luận kháng nghị;

c) Trường họp thành viên Tổ Thẩm phán có ý khác nhau về việc giải quvết vụ việc thì tiến hành biểu quyết. Quyết định của Tổ thẩm phán được thực hiện theo ý kiến đa số.

1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trực tiếp giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với những vụ việc phức tạp về đánh giá chứng cứ, quá trình giải quyết kéo dài, có kiến nghị, khiếu nại, tố cáo ga.y gắt và một số vụ việc khác mà Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xét thấy cần thiết.

2. Tờ trình giải quyết vụ việc theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải có ý kiến đề xuất của Thẩm tra viên, lãnh đạo Vụ giám đốc kiểm tra, Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao được phân công giải quyết vụ việc và Phó Chánh án phụ trách.

3. Đối với những vụ việc Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trực tiếp giải quyết mà thời hiệu kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm còn dưới 01 tháng mà Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bận công tác vắng thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ủy quyền cho Phó Chánh án phụ trách xem xét, quyết định. Sau đó, Vụ giám đốc kiểm tra báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kết quả giải quyết.

Mục 3 GIẢI QUYẾT VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM
TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO

Điều 24. Giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Phòng giám đốc kiểm tra

1. Sau khi nhận văn bản đề nghị, nếu đủ điều kiện thụ lý, Trưởng phòng Phòng giám đốc kiểm tra chỉ đạo thụ lý, phân công Thẩm tra viên nghiên cứu hồ sơ vụ việc và thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 13 Quy chế này.

2. Thẩm tra viên được phân công nghiên cứu hồ sơ vụ việc thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 14 Quy chế này. Kết thúc việc thẩm tra, Thẩm tra viên phải đề xuất phương án giải quyết vụ việc và trình lãnh đạo Phòng giám đốc kiểm tra có ý kiến.

3. Lãnh đạo Phòng giám đốc kiểm tra phải nghiên cứu và có ý kiến đề xuất quan điểm giải quyết vụ việc; ghi ngày, tháng, năm đề xuất và ký tên.

Điều 25. Giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Thẩm phán Tòa án nhân dần cấp cao

1. Thời hạn giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao là 01 tháng kể từ ngày nhận được tiểu hồ sơ vụ việc.

2. Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao được phân công giải quyết vụ việc có nhiệm vụ sau đây:

a) Trường hợp xét thấy bản án, quyết định bị đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có căn cứ, đúng pháp luật và ý kiến thống nhất với đề xuất của lãnh đạo Phòng giám đốc kiểm tra thì ký văn bản thông báo trả lời;

b) Trường hợp xét thấy bản án, quyết định bị đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có căn cứ, đúng pháp luật, nhưng ý kiến khác với đề xuất của lãnh đạo Phòng giám đốc kiểm tra thì đề nghị Phó Chánh án phụ trách quyết định;

c) Trường hợp xét thấy bản'án, quyết định bị đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì báo cáo Phó chánh án phụ trách quyết định;

d) Trường hợp vụ việc do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao trực tiếp giải quyết quy định tại khoản 1 Điều 28 Quy chế này thì Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao nghiên cứu, đề xuất ý kiến.

Điều 26. Giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thấm, tái thẩm của Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao

1. Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao phụ trách cho ý kiến đối với vụ việc quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 25 Quy chế này.

2. Phó Chánh án phụ trách được phân công giải quyết vụ việc có nhiệm vụ sau đây:

a) Trường hợp xét thấy bản án, quyết định bị đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có căn cứ, đúng pháp luật và ý kiến thống nhất với ý kiến của ủy viên ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì quyết định thông báo trả lời;

b) Trường hợp xét thấy bản án, quyết định bị đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có căn cứ kháng nghị và ý kiến thống nhất với ý kiến của ủy viên ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì quyết định kháng nghị;

c) Truông hợp ý kiến của Phó Chánh án phụ trách khác với ý kiến của ủy viên ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì thực hiện theo quyết định của Phó Chánh án. Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao có quyền bảo lưu ý kiến và báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao;

d) Trường họp vụ việc phức tạp thì đề nghị Tổ thẩm phán xem xét, quyết định.

đ) Trường hợp vụ việc do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao trực tiếp giải quyết quy định tại khoản 1 Điều 28 Quy chế này thì Phó Chánh án có ý kiến trước khi báo cáo Chánh án.

1. Tổ thấm phán Tòa án nhân dân cấp cao nghiên cứu, có ý kiến đối với vụ việc quy định tại điểm d khoản 2 Điều 26 Quy chế này;

2. Tiểu hồ sơ vụ việc phải gửi đến các thành viên của Tổ thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao trước 07 ngày kể từ ngày mở phiên họp.

3. Tổ Thẩm phán họp khi ít nhất 2/3 thành viên tham dự. Thành phần tham gia phiên họp gồm: Phó Chánh án phụ trách, các Thẩm phán là thành viên, lãnh đạo Phòng giám đốc kiếm tra, Thẩm tra viên nghiên cúư hồ sơ.

4. Khi họp Tổ Thẩm phán, các Thẩm phán phải chuẩn bị trước ý kiến của mình bằng văn bản về quan điểm giải quyết vụ án.

5. Kết luận cuộc họp của Tổ Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao được phân công giải quyết vụ việc:

a) Trường họp tất cả thành viên của Tổ thẩm phán đều cho rằng bản án, quyết định bị đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có căn cứ, đúng pháp luật thì kết luận thông báo trả lời;

b) Trường họp tất cả các thành viên Tổ thẩm phán đều cho rằng có căn cứ kháng nghị bản án, quyết định bị đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thì kết luận kháng nghị;

c) Tn ròng họp thành viên Tổ thẩm phán có ý khác nhau về việc giải quyết vụ việc thi tiến hành biểu quyết. Quyết định của Tổ thẩm phán được thực hiện theo ý kiến đa số.

Điều 28. Giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao

1. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao trực tiếp giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với những vụ việc phức tạp về đánh giá chứng cứ và một số vụ việc khác mà Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao xét thấy cần thiết.

2. Tờ trình giải quyết vụ việc theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trĩnh Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao phải có ý kiến đề xuất của Thẩm tra viên, lãnh đạo Phòng giám đốc kiểm tra, Thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao được phân công giải quyết vụ việc và Phó Chánh án phụ trách.

Chương V

GIẢI QUYẾT ĐẺ NGHỊ HOÃN THI HÀNH ÁN

Tiều 29. Căn cứ đề nghị hoãn thi hành án dân sự

1. Bản án, quyết định bị đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có dấu hiệu sai nếu thi hành án có thể gây thiệt đến quyền và lợi ích hợp pháp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân;

2. Đã có quyết định cưỡng chế hoặc thông báo cưỡng chế của Cơ quan thi hành án đối với bản án, quyết định dân sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân và gia đình, phần dân sự trong bản án hình sự, bản án, quyết định hành chính có dấu hiệu mà nếu cưỡng chế thi hành án có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp cho cơ quan, tố chức, cá nhân.

3. Có đơn đề nghị của người bị thi hành án.

Điều 30. Thẩm quyền yêu cầu hoãn thi hành án dân sự

1. Thẩm quyền yêu cầu hoãn thi hành án tại Tòa án nhân dân tối cao

a) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trực tiếp xem xét, giải quyết yêu cầu hoãn thi hành án theo quy định của pháp luật và ủy quyên cho Phó Chánh án phụ trách ký công văn yêu cầu hoãn thi hành án.

b) Trường họp nếu bận công tác vắng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ủy quyền cho Phó Chánh án phụ trách xem xét, giải quyết. Trong quá trình giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm khi thấy có đủ căn cứ quy định tại Điều 29 Quy chế này thì.Phó Chánh án phụ trách yêu cầu hoãn thi hành án. Văn bản yêu cầu hoãn thi hành án phải được gửi đến Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để báo cáo. Nếu có khiếu nại về việc hoãn thi hành án và có căn cứ xác định việc hoãn thi hành án không đúng pháp luật thì Phó Chánh án phụ trách phải hủy bỏ công văn yêu cầu hoãn thi hành án.

2. Thẩm quyền yêu cầu hoãn thi hành án tại Tòa án nhân dân cấp cao

a) Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao trực tiếp xem xét, giải quyết văn bản yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền lãnh thổ.

b) Trường hợp nếu bận công tác vắng, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao ủy quyền cho Phó Chánh án phụ trách xem xét, giải quyết. Trong quá trình giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm khi thấy có đủ căn cứ quy định tại Điều 29 Quy chế này thì Phó Chánh án phụ trách yêu cầu hoãn thi hành án. Văn bản yêu cầu hoãn thi hành án phải được gửi đến Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao để báo cáo. Nếu có khiếu nại về việc hoãn thi hành án và có căn cứ xác định việc hoãn thi hành án không đúng pháp luật thì Phó Chánh án phụ trách phải hủy bỏ công văn yêu cầu hoãn thi hành án.

Điều 31. Trình tự, thủ tục giải quyết văn bản đề nghị hoãn thi hành án

dân sự

1. Trong quá trình giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, nếu thấy cần thiết Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao chỉ đạo thực hiệc việc yêu cầu hoãn thi hành án.

2. Trình tự, thủ tục giải quyết văn bản đề nghị hoãn thi hành án

a) Trường họp có căn cứ quy định tại Điều 29 Quy chế này thì Thẩm tra viên làm tờ trình đề nghị hoãn thi hành án trình lãnh đạo Vụ giám đốc kiêm tra Tòa án nhân dân tối cao, Phòng giám đốc kiểm tra Tòa án nhân dân cấp cao;

b) Lãnh đạo Vụ giám đốc kiểm tra, Phòng giám đốc kiểm tra ý kiến và báo cáo Phó Chánh án phụ trách xem xét, có ý kiến;

c) Phó Chánh án ohụ trách thấy có đủ căn cứ hoãn thi hành án thì báo cáo Chánh án (trường họp được ủy quyền thì Phó Chánh án phụ trách quyết định việc hoãn thi hành án).

Chương VI

HIỆU LỰC THI HÀNH

Điều 32. Hiệu lực thi hành

1. Quy chế này được thực hiện kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2016 và thay thế các Thông báo trước đây của Tòa án nhân dân tối cao.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mẳc, các Tòa án và các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao tông hợp báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây