Sổ hộ khẩu sắp bị "khai tử", các thủ tục hành chính liên quan đến hộ khẩu sẽ thay đổi ra sao?

Thứ hai - 17/01/2022 14:28
Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2022 và chỉ thu hồi trong trường hợp công dân thực hiện thay đổi thông tin. Vậy thu hồi sổ hộ khẩu thì thủ tục đăng ký nhập học, hồ sơ nhà đất... được thực hiện thế nào?
Sổ hộ khẩu sắp bị "khai tử", các thủ tục hành chính liên quan đến hộ khẩu sẽ thay đổi ra sao?
Theo Khoản 3 Điều 38 của Luật Cư trú 2020, các mốc thời gian quan trọng đối với việc cấp và sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú được quy định như sau:

- Từ ngày 1/7/2021: Thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú trong các trường hợp có thay đổi thông tin; Không cấp mới sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng; Trường hợp thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

- Từ ngày 1/1/2023: Toàn bộ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú không còn giá trị sử dụng.

Như vậy, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú cho đến hết ngày 31/12/2022. Từ ngày 1/1/2023, toàn bộ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú không còn giá trị sử dụng.

Việc thu hồi sổ hộ khẩu đồng nghĩa với việc toàn bộ thông tin của công dân trên sổ hộ khẩu bị thu hồi đã được cập nhật đầy đủ trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Mục đích của việc yêu cầu xuất trình sổ hộ khẩu trước đây là để xác nhận các thông tin nhân thân của cá nhân. Vì vậy, khi thực hiện thủ tục như đăng ký nhập học, hồ sơ nhà đất... cần sổ hộ khẩu trước đây thì nay sẽ khai thác thông tin trên Cơ sở dữ liệu dân cư để xác nhận mà không phải xuất trình sổ hộ khẩu nữa.

Thu hồi sổ hộ khẩu thì thủ tục đăng ký nhập học, đăng ký xe, hồ sơ nhà đất... thực hiện thế nào?

Thu hồi sổ hộ khẩu đồng nghĩa với việc toàn bộ thông tin của công dân trên sổ hộ khẩu bị thu hồi đã được cập nhật đầy đủ trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Mục đích của việc yêu cầu xuất trình sổ hộ khẩu trước đây là để xác nhận các thông tin nhân thân của cá nhân. Vì vậy, khi thực hiện thủ tục liên quan cần sổ hộ khẩu trước đây như đăng ký nhập học, đăng ký xe, hồ sơ nhà đất..., thông tin của công dân sẽ được khai thác trên Cơ sở dữ liệu dân cư để xác nhận mà không phải xuất trình sổ hộ khẩu.

Theo Khoản 3 Điều 22 Luật Cư trú 2020, trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 37 Luật Cư trú 2020, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia sẽ cập nhật thông tin liên quan đến họ, tên, ngày tháng sinh, nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại.

Như vậy, khi bỏ sổ hộ khẩu giấy, công dân chỉ cần xuất trình thẻ chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, cơ quan có thẩm quyền sẽ tra cứu được các thông tin cư trú, nhân thân.

Mặt khác, để thực hiện điều chỉnh thông tin về chủ hộ, hộ tịch liên quan đến sổ hộ khẩu, công dân cần thực hiện theo quy định tại Điều 26 Luật Cư trú 2020 như sau:

Hồ sơ điều chỉnh thông tin về cư trú gồm:

- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc điều chỉnh thông tin.

Thủ tục điều chỉnh thông tin về cư trú được thực hiện như sau:

Thành viên hộ gia đình nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký cư trú.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm điều chỉnh thông tin về chủ hộ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho thành viên hộ gia đình về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối điều chỉnh thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Tra cứu thông tin về cư trú thông qua số định danh và căn cước công dân gắn chip

Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định cụ thể về việc sử dụng căn cước công dân thay cho sổ hộ khẩu. Tuy nhiên, theo Khoản 1 Điều 37 Luật Cư trú 2020, những thông tin liên quan về cư trú của công dân đều được cập nhật tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đồng thời, Điều 12 Luật Căn cước công dân 2014 cũng quy định số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Hiện nay, số định danh cá nhân cũng chính là số thẻ căn cước công dân, căn cước công dân gắn chip được cấp cho mỗi công dân.

Do vậy, khi thực hiện các thủ tục hành chính cần đến thông tin về sổ hộ khẩu, người dân có thể xuất trình thẻ căn cước công dân để lấy thông tin về cư trú và những thông tin khác trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây