Doanh nghiệp "mắc kẹt" giữa làn sóng COVID-19 lần thứ 4

Thứ tư - 14/07/2021 15:45
Chưa bao giờ số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản có số lượng gây lo ngại như trong hơn 5 tháng đầu năm 2021. Hầu hết đều mắc kẹt giữa làn sóng COVID-19 lần thứ tư...
Doanh nghiệp "mắc kẹt" giữa làn sóng COVID-19 lần thứ 4
Doanh nghiệp đóng cửa

Theo Tổng cục Thống kê, gần 60.000 doanh nghiệp trên cả nước đã đóng cửa, tạm dừng hoạt động hoặc giải thể chỉ trong năm tháng đầu năm qua, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2020. Doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng ngưng hoạt động nhiều nhất với 90,9%, quy mô 10-20 tỷ là 5%, và doanh nghiệp quy mô 50-100 tỷ đồng là gần 1%. Ngoài ra, gần 200 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng cũng tạm ngừng kinh doanh, tăng 44,3% so với năm 2020.

Về mặt vĩ mô, so sánh số lượng doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh và doanh nghiệp quay trở lại kinh doanh cho thấy tình hình rất khó khăn. Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là do làn sóng COVID-19 lần thứ tư đã đánh vào hai cơ sở của nền kinh tế là cơ sở y tế và khu công nghiệp. Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, dự báo số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Nhiều doanh nghiệp đang "thở" nhân tạo

Sức khỏe của doanh nghiệp đang quá yếu. Dịch bệnh COVID-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp chắc đang thở nhân tạo. Không chỉ doanh nghiệp trong nước mà đầu thư trực tiếp nước ngoài cũng đang là vấn đề lo ngạii. Trong 5 tháng đầu năm, số vốn cam kết vẫn tăng 0,8%, đạt 14 tỉ USD, nhưng số doanh nghiệp đăng ký giảm đến 50%.

Dù nền kinh tế đang tái cơ cấu để chuyển đổi từ đón “chim sẻ” sang đón “đại bàng”, nhưng chúng tôi thấy sức hấp dẫn của Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm sút. Được biết, do COVID-19 tác động tiêu cực trên diện rộng lên toàn bộ hoạt động doanh nghiệp với hơn 87% doanh nghiệp, gồm cả doanh nghiệp tư nhân trong nước và FDI trong năm 2020. Vì lẽ đó, tình hình doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 6 tháng đầu năm nay tiếp tục có sự gia tăng...

Trong khi đó, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, trong thời gian tới những ngành nghề như dịch vụ du lịch, karaoke, bar, vũ trường... tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề. Mặc khác, ở một số địa phương đã quay trở lại biện pháp tạp dừng kinh doanh với những loại hình dịch vụ này khi thông tin dịch COVID-19 bùng phát trở lại.

Giải pháp nào cho doanh nghiệp?

Phần lớn các doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh và giải thể là những doanh nghiệp trẻ, quy mô nhỏ. Đây là khu vực doanh nghiệp rất dễ chịu tổn thương do tác động tiêu cực từ những cú sốc bên ngoài.

Theo các chuyên gia, trong thời gian tới, để có thể giảm số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, bên cạnh việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thì Chính phủ và các bộ, ngành cũng cần hoạch định và thực thi có hiệu quả các chính sách thúc đẩy sự phục hồi và phát triển của các doanh nghiệp khu vực này. Đồng thời gia hạn các gói hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Mới đây, dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát, diễn biến phức tạp tại một số tỉnh, thành phố như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, TPHCM, trước đó là Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Gia Lai... đã tác động tiêu cực đến đời sống, xã hội và hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Để hỗ trợ khắc phục tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, NHNN đã có văn bản yêu cầu các chủ tịch HĐQT/HĐTV, tổng giám đốc/giám đốc các TCTD, Giám đốc NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện các giải pháp đồng bộ hỗ trợ nền kinh tế.

Theo đó, tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, phí, cho vay mới,... theo thẩm quyền và theo quy định tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19… Tuy nhiên những biện pháp này cũng chưa thực sự cứu các doanh nghiệp khỏi chết lâm sàng.

Trong khi chờ đợi từ Chính phủ, Bộ ngành, hiện nay, các doanh nghiệp vẫn chọn giải pháp tiếp tục "tạm đóng băng", cầm cự hoặc tạm ngừng hoạt động để nghe ngóng, xem xét diễn biến của thị trường, tìm kiếm những ý tưởng, hướng đi mới hoặc chờ đợi triển khai các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, rồi mới quyết định tiếp tục kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp.

Do đó, vẫn còn nhiều doanh nghiệp "ngắc ngoải", chưa “đóng cửa” doanh nghiệp hoàn toàn ở thời điểm này. Tới đây nhiều doanh nghiệp sẽ đóng cửa hoặc tìm hướng kinh doanh khác phù hợp. Các doanh nghiệp hiện đang rất lo lắng không biết khi nào có thể hoạt động ổn định trở lại, mặc dù đã nỗ lực tìm hướng đi trong tình hình khó khăn chung nhưng không biết có đủ sức cầm cự qua thời gian tới.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây