Làm thế nào để có thể tránh xin việc nhầm công ty? Với tình hình hiện tại, nếu có ý định nhảy việc, bạn phải tỉnh táo tránh sẽ sập bẫy với những công ty không đáng tin cậy. Vậy bạn nên hiểu và chuẩn bị những gì để có thể săn việc tốt sau thời kì khủng hoảng đại dịch? Làm thế nào để có thể tránh xin việc nhầm công ty?
Thành thật mà nói, “nhảy việc” là một kỹ năng sống. Nhiều người không có kế hoạch, không có tầm nhìn và khả năng đánh giá tình hình đó là điều bất lợi. Bạn cần hiểu 5 điểm sau để tránh rơi vào tình trạng khi nhảy việc chớ trêu:
Phân tích và đánh giá công ty mục tiêu trong ngành
Hầu hết trong những bài quảng cáo tuyển dụng, hoặc phỏng vấn các công ty thường nói rằng công ty họ là công ty phát triển, có nhiều tiềm năng nếu bạn không có khả năng phân tích tình hình bạn sẽ có thể bị đánh lừa. Làm sao để xác định công ty đó có thực sự phát triển như lời họ nói?
Rất đơn giản, hãy chú ý 2 điểm:
Đầu tiên, phân tích phần nào lợi nhuận trong chuỗi ngành của doanh nghiệp?
Tìm hiểu để phân tích ngành công nghiệp bạn sắp nhập. Lợi nhuận ở đâu? Phần lớn lợi nhuận kiếm được từ thượng nguồn hoặc đầu cuối hạ nguồn
Thứ hai, hãy nhìn vào xếp hạng của công ty trong ngành.
Việc tìm hiểu thứ hạng rất quan trọng, bạn biết được tình hình, mức phát triển của công ty để đầu quân. Bạn mới có thể kì vọng vào lương cao và chế độ đãi ngộ tốt. Ngược lại, bạn đầu quân và một công ty thua lỗ nhiều, cần đến sự trợ cấp của nhà nước và đang đứng trước nhiều nguy cơ phá sản. Thì đừng nghĩ đến việc lương cao và chế độ đãi ngộ tốt.
Hãy thận trọng với những công ty không có hoạt động kinh doanh cốt lõi hoặc hoạt động kinh doanh cốt lõi không thể tiếp tục phát triển.
Thực tế, điều quan trọng nhất là sự phát triển liên tục của hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty. Đối với một công ty nhỏ, vấn đề khủng khiếp nhất là nó không có hoạt động kinh doanh cốt lõi tiếp tục phát triển. Mô hình kinh doanh của nhiều công ty khởi nghiệp nhỏ chưa được xác minh và dòng tiền của công ty cũng bị hạn chế. Do đó, hoạt động kinh doanh của công ty có thể thay đổi liên tục và chiến lược của công ty có thể thay đổi liên tục.
Trước khi muốn làm việc lâu dài bạn nên hiểu rõ hơn về sếp của mình. Nếu bạn gặp đúng những ông chủ không tốt thì chắc chắn bạn không có động lực để làm việc chứ đừng nói đến việc phát triển bản thân. Tóm lại, hai kiểu sếp này nên tránh xa:
Một là người chỉ hứa hẹn, chứ không muốn nói chuyện về tiền
Những người sếp chỉ luôn hứa hẹn rằng bạn đến công ty sẽ cho bạn một vị trí tốt, cơ hội thăng tiến... đừng vội tin. Điều cơ bản nhất bạn cần biết khi làm việc là bạn cần có mức lương mong muốn. Không ai có thể dám chắc cho bạn rằng tất cả những điều sếp nói là sự thật, bạn chỉ có thể chắc chắn trên giấy tờ.
Hai là một người hẹp hòi và không muốn đào tạo mọi người
Đây là kiểu người luôn luôn thích ra lệnh, ích kỷ, áp đăt và yêu cầu khắt khe. Họ không muốn đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm hướng dẫn cấp dưới trong công việc. Nếu làm việc với kiểu người này chắc chắn tài năng ủa bạn sẽ bị thui chột, khó được phát triển.
Ở nơi làm việc chúng ta thường có suy nghĩ tránh rơi vào tình huống khó xử, bị sếp để ý. Hầu hết, mọi người nghĩ rằng họ chỉ giữ một vị trí không quan trọng giống như “ốc vít” nhỏ của một bộ phận, nên không dám lên tiếng đưa ra ý kiến hay phản bác. Không có khả năng chịu trách nhiệm hay mạnh mẽ làm việc. Điều này chính suy nghĩ này đã khiến họ không có tầm quan trọng với sếp, dễ trở thành đối tượng bị loại.
Có hai điểm giới hạn vượt qua suy nghĩ này đó là:
- Đừng chỉ biết vâng lời lãnh đạo mà hãy có kế hoạch công việc của riêng mình.
- Không ngừng phát triển sâu, rộng các kỹ năng làm việc của bản thân.
Nếu bạn thực sự có khả năng hãy nghĩ đến “nhảy việc”, nếu không chính là bạn đang “nhảy hố”
Một thực tế là đằng sau mỗi mức lương là những kỳ vọng công việc tương ứng. Nếu bạn không thể đáp ứng mong đợi này chắn chắn bạn sẽ bị loại. Bất kể cuối cùng bạn có quyết định nhảy hay không, trau dồi khả năng cạnh tranh cốt lõi của bạn luôn là điều quan trọng nhất.
Những người có năng lực cạnh tranh cao, dù ở đâu cũng có thể làm được việc lớn. Họ không sợ không tìm được việc, chỉ sợ chọn nhầm chỗ, không thể phát huy được khả năng của mình.