CÔNG TY TNHH LUẬT DÂN TRÍ - TƯ VẤN HÔN NHÂN - THỦ TỤC ĐẤT ĐAI - THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - TRANH CHẤP DÂN SỰ - HÌNH SỰ - BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU - LAO ĐỘNG - THỪA KẾ - Luật sư pháp lý - Tư vấn pháp lý - Tư vấn và làm thủ tục đất đai - Thành lập doanh nghiệp - HìLuật sư pháp lý - Tư vấn pháp lý - Tư vấn và làm thủ tục đất đai - Thành lập doanh nghiệp - Hình sự - Hôn nhân
Những mối đe dọa lớn nhất với kinh tế toàn cầu năm 2022
Thứ bảy - 02/10/2021 16:56
Thế giới chuẩn bị bước vào năm 2022 nhưng những mối đe dọa với nền kinh tế toàn cầu vẫn đang hiện hữu. Hầu hết các nhà dự báo đều coi sự phục hồi mạnh mẽ là cơ sở cho tương lai, với mức giá hạ nhiệt và sự chuyển hướng khỏi các thiết lập chính sách tiền tệ khẩn cấp. Rất nhiều điều có thể xảy ra.
Danh sách rủi ro của nền kinh tế trong năm 2022 rất dài, bao gồm siêu biến thể vi rút mới Omicron, lạm phát kinh tế, Fed tăng lãi suất, căng thẳng địa chính trị.... Bên cạnh đó còn có tác động từ Brexit, cuộc khủng hoảng đồng Euro mới và giá thực phẩm tăng ở Trung Đông.
Tất nhiên, một số tình hình cũng có thể sẽ chuyển biến tốt hơn mong đợi. Các chính phủ có thể quyết định giữ nguyên hỗ trợ tài khóa. Kế hoạch 5 năm mới nhất của Trung Quốc có thể thúc đẩy nguồn đầu tư mạnh mẽ hơn và tiết kiệm trong đại dịch cũng có thể dự trữ cho chi tiêu toàn cầu.
Siêu biến thể Omicron và nhiều lệnh phong tỏa hơn nữa
Còn sớm để có thể đưa ra phán quyết chắc chắn về siêu biến thể Omicron. Biến thể này dễ lây lan hơn so với những biến thể tiền nhiệm nhưng có vẻ không gây ra tình trạng bệnh nguy kịch nhiều. Điều đó sẽ giúp thế giới trở lại nhanh hơn với thời điểm chưa từng xảy ra đại dịch. Tái cân bằng chi tiêu có thể thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu lên 5,1% so với mức dự báo đưa ra trước đó là 4,7%.
Nhưng có thể sự may mắn đó đã không ở lại. Một biến thể dễ lây lan và gây chết người nhiều hơn sẽ kéo theo các nền kinh tế đi xuống. Thế giới đã khá quen với việc bị phong tỏa nên những tác động của nó, dù không thể phủ nhận, nhưng cũng không phải quá khủng khiếp. Trong trường hợp thế giới bị phong tỏa trở lại, nhu cầu sẽ dần ít hơn và các vấn đề về nguồn cung của thế giới vẫn tiếp tục là bài toán khó. Sẽ có những người bị loại khỏi thị trường lao động.
Mối đe dọa từ lạm phát
Vào đầu năm 2021, Mỹ được dự báo sẽ kết thúc năm với tỷ lệ lạm phát 2%. Thay vào đó, con số thực tế lên đến gần 7%. Ba ngân hàng trung ương có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới - gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Anh và Ngân hàng Trung ương châu Âu - đồng loạt triển khai những bước đi quyết đoán trong vòng 24 giờ để đối phó tình trạng giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng phi mã.
Omicron có thể chỉ là một nguyên nhân phía sau. Omicron là một mối đe dọa kinh tế nhưng vẫn chưa thể sánh được với tình trạng lạm phát tăng nhanh chưa từng thấy. Còn nhiều những nguyên nhân khác như: mức lương gia tăng với tốc độ chóng mặt ở Mỹ, căng thẳng giữa Nga và Ukraine có thể khiến giá khí đốt tăng cao, biến đổi khí hậu kéo theo các hiện tượng thời tiết gây bất ổn và giá lương thực có thể sẽ tiếp tục tăng cao.
Tại Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lập kỷ lục trong gần 40 năm trở lại đây trong khi lạm phát ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cao chưa từng có kể từ năm 1997. Xu hướng tương tự diễn ra tại Anh, nơi giá cả hàng hóa và dịch vụ liên tục tăng vượt mức dự đoán. Ngân hàng Anh bất ngờ nâng lãi suất lần đầu tiên trong hơn 3 năm trở lại đây để kiềm chế lạm phát, vốn đã chạm mức cao kỷ lục trong một thập kỷ qua.
Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương châu Âu xác nhận sẽ dừng chương trình thu mua trái phiếu vào tháng 3-2022. Một ngày trước đó, FED thông báo kế hoạch tăng lãi suất 3 lần trong năm 2022, đồng thời tăng tốc thu hẹp quy mô chương trình thu mua trái phiếu. Những động thái trên được triển khai sau khi cả 3 ngân hàng xác định lạm phát không mang tính chất tạm thời như suy đoán ban đầu, bởi giá năng lượng đã tăng trở lại và chuỗi cung ứng toàn cầu chưa thông suốt.
Thống đốc Ngân hàng Anh cho biết nước này đang xem lạm phát hiện nay mang tính trung hạn và điều này buộc họ phải hành động dù tác động kinh tế của Omicron vẫn là một ẩn số. Trong khi đó, giới hoạch định chính sách đang giả định rằng ảnh hưởng kinh tế do Omicron gây ra sẽ ít nghiêm trọng hơn so với những đợt lây nhiễm trước đó, bởi tác động kinh tế của Covid-19 có xu hướng suy giảm sau mỗi đợt dịch. Không phải tất cả các rủi ro đều đi theo cùng một hướng. Ví dụ, làn sóng Covid-19 mới sẽ có thể tấn công ngành du lịch và kéo giá dầu xuống. Mặc dù vậy, tác động tổng hợp vẫn có thể là một cú sốc lạm phát khiến Fed và các ngân hàng trung ương khác không có câu trả lời dễ dàng.
FED tăng lãi suất
Theo dòng lịch sử, từ sự kiện ‘taper tantrum’ năm 2013 đến đợt bán tháo cổ phiếu năm 2018 đã cho thấy Fed có thể tác động mạnh mẽ tới thị trường như thế nào. Thêm vào những rủi ro trong thời gian này chính là giá tài sản tăng cao. Chỉ số S&P 500 đang gần chạm bong bóng và giá nhà tăng xa khỏi giá thuê đã cho thấy rủi ro thị trường nhà ở lớn hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ cuộc khủng hoảng thời kỳ đầu vào năm 2007.
Mô hình hóa điều gì sẽ xảy ra nếu Fed thực hiện ba đợt tăng trong năm 2022 và báo hiệu sẽ tiếp tục cho đến khi lãi suất đạt 2,5%, đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc lên và chênh lệch tín dụng nhiều hơn. Kết quả sẽ dẫn tới một cuộc suy thoái vào đầu năm 2023.
Bất động sản Trung Quốc bấp bênh
Trong quý 3 năm 2021, nền kinh tế Trung Quốc đã chững lại. Sức nặng tích lũy từ sự sụt giảm bất động sản, các lệnh đóng cửa do đại dịch Covid-19 lặp đi lặp lại và tình trạng thiếu năng lượng đã kéo mức tăng trưởng kinh tế hàng năm xuống 0,8% - thấp hơn nhiều so với tốc độ 6% mà thế giới vẫn biết.
Trong khi cuộc khủng hoảng năng lượng có thể sẽ giảm bớt vào năm 2022, hai vấn đề còn lại có thể sẽ vẫn giữ nguyên. Chiến lược "Zero Covid-19" của Bắc Kinh có thể kéo theo các lệnh đóng cửa mới do siêu biến thể Omicron. Bên cạnh đó, với nhu cầu ít ỏi và hạn chế về tài chính, hoạt động xây dựng bất động sản - chiếm khoảng 25% nền kinh tế Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục giảm. Theo dự báo, Trung Quốc sẽ tăng trưởng 5,7% vào năm 2022. Sự sụt giảm xuống 3% sẽ tạo ra những đợt sóng trên toàn thế giới, khiến các nhà xuất khẩu hàng hóa thiếu người mua và có khả năng làm lệch kế hoạch của Fed, giống như sự cố chứng khoán Trung Quốc đã từng xảy ra vào năm 2015.
Bất ổn chính trị ở Châu Âu
Sự đoàn kết giữa các nhà lãnh đạo châu Âu và sự tích cực của Ngân hàng Trung ương châu Âu trong việc kiểm soát chi phí đi vay của chính phủ đã giúp châu Âu vượt qua cuộc khủng hoảng từ đại dịch Covid-19.
Các nước châu Âu đều đang đối mặt với những vấn đề. Cuộc chiến chính trị ở Italy, cuộc thăm dò tín nhiện ở Pháp đều tiềm ẩn rủi ro. Nếu những người hoài nghi về đồng euro giành được quyền lực trong các nền kinh tế chủ chốt của khối, điều đó có thể phá vỡ sự bình ổn trên thị trường trái phiếu châu Âu và tước đi sự hỗ trợ chính trị cần thiết của ECB. Khủng hoảng nợ công châu Âu có thể cắt giảm hơn 4% sản lượng kinh tế vào cuối năm 2022, đẩy khu vực đồng euro vào suy thoái và làm dấy lên những lo ngại về khả năng tồn tại của nó.
Tương lai của chính sách tài khóa
Các chính phủ đều chi mạnh tay hơn để hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp trong đại dịch. Theo ước tính của UBS, mức giảm chi tiêu công vào năm 2022 sẽ lên tới khoảng 2,5% GDP toàn cầu, lớn hơn gấp 5 lần so với các biện pháp thắt lưng buộc bụng đã làm chậm đà phục hồi sau cuộc khủng hoảng năm 2008. Nhưng vẫn có những ngoại lệ. Chính phủ mới của Nhật Bản đã công bố một biện pháp kích thích kinh tế mới và các nhà chức trách Trung Quốc đã báo hiệu chuyển sang hỗ trợ nền kinh tế sau một thời gian dài thắt chặt hầu bao.
Chính sách tài khóa đã thay đổi từ việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh sang thúc đẩy nền kinh tế phát triển chậm lại trong quý 2 năm 2021. Chính sách mới sẽ tiếp tục diễn ra trong năm sau, mặc dù các kế hoạch đầu tư vào năng lượng sạch và chăm sóc trẻ em của Tổng thống Joe Biden sẽ hạn chế điều này nếu chúng được Quốc hội thông qua.
Giá thực phẩm và tình trạng bất ổn xã hội
Nạn đói chính là một nguyên nhân lịch sử gây ra bất ổn xã hội. Sự kết hợp giữa hiệu ứng từ đại dịch Covid-19 và những hiện tượng thời tiết cực đoan do cuộc khủng hoảng khí hậu đã đẩy giá lương thực thế giới lên gần mức cao kỷ lục và có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm tới.
Cú sốc giá lương thực cuối cùng xảy ra vào năm 2011 đã gây ra một làn sóng phản đối mạnh mẽ, đặc biệt là ở khu vực Trung Đông. Các quốc gia như Sudan, Yemen và Lebanon - vốn đã rất khó khăn giữa cuộc khủng hoảng nhân đạo kéo dài, đều có vẻ dễ bị tổn thương như thời điểm năm 2011, và một số còn hơn thế. Ai Cập chỉ khá khẩm hơn một chút. Nguy cơ bất ổn khu vực ngày càng lớn hơn.
Địa chính trị
Bất kỳ căng thẳng leo thang nào giữa Trung Quốc và Đài Loan đều sẽ có tác động toàn cầu. Một cuộc chiến siêu cường là trường hợp tồi tệ nhất có thể xảy ra, nhưng bên cạnh đó, có thể là các biện pháp trừng phạt kheiens mối quan hệ Mỹ - Trung đóng băng cũng như tác động đến ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan, mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong khi đó, mối quan hệ Nga - Ukarine nó riêng và Nga - phương Tây nói chung cũng đang rất nóng. Cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như đã không có kết quả nào khả quan.
Hiện nay, có nhiều người dù đã có gia đình riêng, nhưng vẫn "cặp bồ", nhiều người bị đánh ghen, bôi xấu trên mạng xã hội, song tình trạng này vẫn diễn...
Theo Bộ Công an, nếu người nào sử dụng số tiền do người khác chuyển nhầm có thể bị phạt hành chính đến 5 triệu đồng hoặc có thể bị xử lý hình sự với...