90% người nói dối "bị bại lộ" vì ngôn ngữ cơ thể

Thứ tư - 15/04/2020 14:42
Người nói dối thường tưởng mình đã vạch ra một kế hoạch hoàn hảo để lừa người khác. Tuy nhiên, họ lại không ngờ rằng những cử động nhỏ nhất của cơ thể đã tố cáo hành vi không trung thực của họ.
90% người nói dối "bị bại lộ" vì ngôn ngữ cơ thể
1. Lúng túng thể hiện qua lời nói
 
Một trong những dấu hiệu phổ biến của những người nói dối là lời nói của họ nhát gừng, ngắt quãng. Bởi vì đang nói trái sự thật nên vừa nói, họ vừa phải vận dụng trí não "bịa" ra một câu chuyện để không bị lộ. Nếu bạn thấy đối phương trả lời một chuyện đơn giản rất ấp úng, ngập ngừng thì có thể họ đang không nói sự thật với bạn.
 
2. Cười "méo"
 
Các nhà tâm lý học thuộc trường đại học Pittsburgh (Mỹ) phát hiện: Nụ cười chân thật luôn cân bằng, hai bên mặt rất đối xứng. Nụ cười này đến nhanh nhưng từ từ mới biến mất. Ngược lại, nụ cười giả tạo thường đến rất chậm, hai bên mặt không cân đối, đồng thời ánh mắt không hề có niềm vui. Họ cố cười để thể hiện vẫn đang "hòa nhập" cuộc đối thoại với bạn, thực ra trong đầu họ lại có những suy nghĩ khác mà chỉ họ mới biết được.
 
3. Cử động nhỏ rất nhiều
 
Một người đang nói dối thường phải làm gì đó với tay của họ. Người nói dối sẽ có những biểu hiện như liên tục điều chỉnh quần áo, chạm vào mũi, nghịch tóc và vặn vẹo cơ thể khi đang ngồi. Phần lớn mọi người cảm thấy không thoải mái khi nói dối, dẫn đến họ sẽ giải toả bằng những hành động thể chất rất nhỏ với tần suất cao. Những người không trung thực thường không giữ được tư thế tốt khi đang bịa chuyện, vì thế bạn sẽ thấy họ thường xuyên động đậy hay điều chỉnh lại tư thế ngồi mà không có lý do gì cả.
 
4. Chớp mắt liên tục
 
Một người bình thường chớp mắt 5 đến 6 lần/phút, tức là mỗi 10-12s/lần. Tuy nhiên, khi nói dối, người ta dễ trở nên căng thẳng và thường có xu hướng chớp mắt liền tù tì 5-6 cái.
 
5. Lê đôi chân
 
Những kẻ nói dối thường cảm thấy khó chịu và lo lắng nên chăm chăm muốn thoát khỏi tình huống. Đây là một trong những cách quan trọng để phát hiện một kẻ nói dối. Chỉ cần nhìn vào đôi chân của họ lúng túng hay lê bước, bạn sẽ phát hiện ra ngay.
 
6. Tránh dùng nhân xưng ngôi thứ nhất
 
Các nhà tâm lý học thuộc trường đại học Hertfordshire (Mỹ) cho biết: Con người lúc nói dối theo bản năng sẽ tránh dùng nhân xưng ngôi thứ nhất. Ví dụ, một người muốn báo cho bạn biết sẽ thất hẹn vì xe hư, họ sẽ có xu hướng nói: "Xe hư rồi" chứ không phải là "Xe tôi hư rồi".
 
7. Thay đổi hơi thở
 
Khi ai đó đang nói dối bạn, họ có thể bắt đầu thở nặng nề. Đó là một hành động phản xạ. Về bản chất, họ đang ra khỏi hơi thở vì nhịp tim và lượng máu chảy thay đổi khi lo lắng và căng thẳng về điều họ nói dối.
 
8. Tránh "eye contact"
 
Những người không trung thực thường hay lo lắng và dễ bộc lộ qua ánh mắt. Do vậy những người nói dối sẽ thường tránh "eye contact", hoặc "eye contact" quá lâu để thể hiện sự đáng tin. Nếu trong một cuộc đối thoại mà bạn thấy ai đó sử dụng eye contact một cách quá gượng ép, hoặc không tồn tại, hãy coi chừng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây