CÔNG TY TNHH LUẬT DÂN TRÍ - TƯ VẤN HÔN NHÂN - THỦ TỤC ĐẤT ĐAI - THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - TRANH CHẤP DÂN SỰ - HÌNH SỰ - BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU - LAO ĐỘNG - THỪA KẾ - Luật sư pháp lý - Tư vấn pháp lý - Tư vấn và làm thủ tục đất đai - Thành lập doanh nghiệp - HìLuật sư pháp lý - Tư vấn pháp lý - Tư vấn và làm thủ tục đất đai - Thành lập doanh nghiệp - Hình sự - Hôn nhân
Ảnh hưởng của bạo hành với trẻ
Thứ bảy - 20/02/2021 08:59
Bạo hành với trẻ không những ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất mà còn tạo nên nhân cách một con người trong tương lai.
Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, là lứa tuổi chưa nhận thức đúng đắn được hành vi đúng sai cũng như chưa hoàn thiện về mặt tâm sinh lý. Khi các em hứng chịu bạo hành sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự hình thành nhân cách, trở nên lì lợm, phá phách, bỏ học… chơi với bạn xấu, nguy cơ dấn thân vào con đường phạm tội là rất lớn.
1. Các hình thức bạo hành
Bạo hành thể xác: Những hành vi như đá, đấm, tát... tác động trực tiếp đến sức khỏe nạn nhân. Kiểu hành vi này hay xảy ra khi hai bên chênh lệch về sức mạnh thể chất như giữa chồng và vợ, bố mẹ và con cái hoặc con cái và bố mẹ già.
Bạo hành tình dục: Ép quan hệ tình dục khi bạn đời không muốn. Hành vi loạn luân giữa cha và con gái hoặc mẹ và con trai, giữa anh chị em... cũng được xếp vào loại này.
Bạo hành tinh thần: Chửi bới, mắng nhiếc, im lặng không nói chuyện trong thời gian dài...
Bạo hành xã hội: Ngăn không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, bao vây kinh tế nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng.
2. Ảnh hưởng của bạo hành gia đình với trẻ
- Ảnh hưởng đến tinh thần
Bất cứ những hành vi bạo hành đình nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ. Theo các chuyên gia tâm lý, hành vi bạo hành trong cách cư xử của bố mẹ cũng gây tác hại to lớn, làm tổn thương tâm thần ở trẻ em, đôi khi kéo dài suốt cả cuộc đời.
Người lớn không thể hiểu hết nỗi khổ và khiếp sợ của con trẻ khi phải chứng kiến cảnh bạo hành gia đình. Hàng trăm đứa trẻ đã nói rằng, chúng chưa từng có cảm giác sợ hãi điều gì hơn là khi phải chứng kiến những hành vi bạo hành của bố với mẹ.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ
Cơ thể trẻ đang phát triển mọi hành vi bạo lực đối với trẻ đều ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển thể chất của trẻ. Bên cạnh đó hành vi bạo lực làm cho tinh thần trẻ sa sút cũng là nguyên nhân làm cản trở sự phát triển thể chất ở trẻ.
Trẻ em phải chứng kiến cảnh bạo lực gia đình làm tâm lí trẻ lo sợ, buồn chán không muốn ăn uống, vận động, mọi sinh hoạt của trẻ bị ảnh hưởng. Đồng thời sự căng thẳng tinh thần làm cho các cơ quan trên cơ thể trẻ cũng có những rối loạn trong hoạt động như vậy ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất ở trẻ.
- Ảnh hưởng đến việc giáo dục con cái
Con cái thường học theo tấm gương của cha mẹ, ảnh hưởng của cha mẹ đối với trẻ là rất lớn, muốn giáo dục trẻ thì cha mẹ phải luôn là tấm gương sáng về phẩm chất và hành vi với trẻ, những hành vi sai trái, những hành động bạo lực hay những lời mắng chửi thậm tệ đều có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục trẻ, trẻ có thể học theo những hành vi đó của cha mẹ hoặc cha mẹ đã làm mất uy tín của mình với trẻ khi trẻ chứng kiến hành vi bạo lực của cha mẹ. Như vậy cha mẹ sẽ không giáo dục được cho con những phẩm chất tốt khi trẻ phải chứng kiến cảnh bạo lực từ chính cha mẹ.
Bạo lực gia đình có thể gây ra cho trẻ những nạn nhân trực tiếp hoặc phải chứng kiến cảnh người mẹ là nạn nhân của bạo lực gia đình – những rối loạn tâm lý và sự sa sút trong học tập. Các nghiên cứu về vấn đề này cho thấy, tỷ lệ học sinh bỏ học vì lý do bạo lực gia đình thường rất cao. Trong trường hợp không bỏ học, việc học hành sa sút và những rối loạn nhân cách của các học sinh là nạn nhân (trầm cảm, và trong một số trường hợp là quấy phá hay có hành vi bạo lực với giáo viên và các học sinh khác...) gây cho nhà trường những rắc rối không nhỏ.
- Ảnh hưởng đến tương lai và tính cách của trẻ
Ánh mắt thơ ngây của trẻ sẽ không còn trong sáng khi tận mắt chứng kiến những hình ảnh bạo lực của gia đình. Nó trở thành nỗi ám ảnh khó phai, nhiều khi ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ cả ở tuổi trưởng thành. Di chứng của bạo lực gia đình đã in sâu vào tiềm thức và điều khiển hành vi của trẻ. Thực tế cho thấy nhiều trẻ phạm tội là do ảnh hưởng của việc phải chứng kiến hành vi bạo lực gia đình.
Những hình ảnh bạo lực gia đình trở thành một vết thương khó phai mờ trong trí não trẻ. Khi trưởng thành, chúng khó hoà nhập với cuộc sống, dễ bị cẳng thẳng thần kinh, dễ bị kích động bạo lực hoặc có tư tưởng trầm uất. Những bé trai dần dần sẽ hình thành nhận thức rằng làm đàn ông có quyền đánh đập phụ nữ và rồi khi trở thành chồng cũng có cách ứng xử như vậy đối với vợ. Với các bé gái, chứng kiến cảnh mẹ bị cha mắng chửi, đánh đập thì có thể sau này sẽ cam chịu cảnh bạo lực hoặc ác cảm với đàn ông.
3. Cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ vượt qua những khó khăn
- Tránh cho trẻ chứng kiến những trận “đấu khẩu”. Nhiều cặp vợ chồng không hài lòng về người bạn đời của mình cũng không nên chỉ trích nhau trước mặt con. Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, cần biết chọn không gian và thời gian thích hợp để cả hai cùng tranh luận, có thể chọn phương pháp “đóng cửa bảo nhau” hoặc lựa lúc con vắng mặt để nói.
- Cha mẹ cũng cần biết kiềm chế bản thân để tránh gây tổn thương cho con từ những lời nói, hành vi nóng nảy của mình.
- Việc xây dựng cho con những suy nghĩ tốt đẹp về hình ảnh người cha, người mẹ là điều rất cần thiết. Đứa trẻ nào cũng muốn xem bố mẹ là hình mẫu lý tưởng của mình, người mình có thể tự hào và tôn trọng, yêu thương, đừng vì những phút nóng giận của người lớn mà vô tình cướp đi quyền ấy của trẻ. Tuyệt đối không nói xấu người vợ hoặc chồng của mình với con cái.
- Nếu trẻ đã phải chứng kiến hành vi bạo lực của cha mẹ thì cha mẹ nên cố gắng hàn gắn lại và giúp con xoá bỏ nỗi sợ hãi ám ảnh này. Tuyệt đối là không để hành vi này tái diễn.
- Khi cha mẹ thấy trẻ có biểu hiện bạo lực thì tuyệt đối không đánh mắng trẻ mà cần xem xét lại xem có phải hành vi đó là xuất phát từ việc trẻ chứng kiến hành vi bạo hành từ cha mẹ không hay là trẻ học tập ở đâu? Nếu thấy hành vi đó là do cha mẹ thì cha mẹ nên thẳng thắn nhận lỗi với trẻ là hành vi bạo hành của cha mẹ là sai và nhắc nhở trẻ không nên làm theo những cái sai đó, nếu do trẻ bắt chước người khác hoặc phim ảnh thì cha mẹ nên phân tích cho trẻ thấy đó là hành vi sai và cần phải thay đổi.
Hiện nay, có nhiều người dù đã có gia đình riêng, nhưng vẫn "cặp bồ", nhiều người bị đánh ghen, bôi xấu trên mạng xã hội, song tình trạng này vẫn diễn...
Theo Bộ Công an, nếu người nào sử dụng số tiền do người khác chuyển nhầm có thể bị phạt hành chính đến 5 triệu đồng hoặc có thể bị xử lý hình sự với...