Càng thiếu thốn, nghèo khổ lại càng thích thể hiện

Thứ sáu - 01/04/2022 10:54
Kiểu “nghèo hào phóng” này không phù hợp với quan niệm sống tối giản và không có lợi cho sự phát triển lâu dài. Không biết xung quanh bạn có những kiểu người này không?
Càng thiếu thốn, nghèo khổ lại càng thích thể hiện
Một số người bề ngoài trông rất hào nhoáng nhưng thực chất lại nghèo. Một số người rất tằn tiện và đơn giản trong chi tiêu ăn uống, quần áo nhưng họ lại giàu có thực sự. Mặc dù khoảng cách giàu nghèo do nhiều nguyên nhân tạo ra nhưng chắc chắn rằng tình trạng kinh tế của một người thường bị ảnh hưởng bởi quan niệm và hành vi tiêu dùng của chính họ. Người càng nghèo thì càng có xu hướng hào phóng trong những vấn đề tưởng chừng như không quan trọng.

Hào phóng trong các mối quan hệ vô giá trị

Vì nhiều người nghèo thường có vòng tròn kết nối xã hội tương đối nhỏ hẹp nên họ thường chi rất nhiều tiền vào việc giải trí xã hội để hòa nhập. Họ có thể tham dự một số bữa tiệc đắt tiền chỉ để giữ thể diện, hoặc mua một số quà tặng có giá trị để thể hiện bộ mặt và địa vị của mình.

Thật sự không thể phủ nhận rằng, khi con người ra thiếu tiền ít bạc thì cũng dẫn đến việc thiếu tự tin. Tự tôn quá độ thực chất là dấu hiệu của sự thiếu tự tin. Người giàu sẽ không lãng phí thời gian và tiền bạc vào những mối quan hệ không hiệu quả, họ cũng không quá coi trọng thể diện mà chỉ tham gia vào những tương tác xã hội có thể mang lại cho họ sự giúp đỡ về vật chất hoặc tinh thần.

Nhiều người cho rằng nguyên nhân dẫn đến cái nghèo là do vòng tròn xã hội của họ quá nhỏ. Để không bị người khác coi thường, họ chi rất nhiều tiền để xây dựng thể hiện, lấy lại sự tự tin để người khác nể trọng. Tuy nhiên, hành vi này không những không giúp họ được tôn trọng và công nhận mà còn khiến họ gặp áp lực về tài chính. Vì vậy, chúng ta phải học cách duy trì sự điều độ trong phương diện giải trí xã hội, không theo đuổi sự thỏa mãn vật chất quá mức mà tập trung vào những mối quan hệ thực sự có giá trị.

Hào phóng theo đuổi đồ hiệu và xây dựng hình tượng

Hình tượng có phải là đại diện cho địa vị không? Nhiều người nghèo dễ bị ảnh hưởng bởi ấn tượng mà người khác nhìn vào và tin rằng được người khác trầm trồ mới là ý nghĩa cuộc sống. Việc tập trung và thương hiệu của đồ dùng, quần áo cũng là một biểu hiện đáng lưu ý. Theo đuổi thương hiệu và sản phẩm đắt tiền khi mua hàng, và những sản phẩm này thường không tiết kiệm chi phí đối với người đang thiếu thốn về mặt kinh tế.

Thương hiệu không phải là tiêu chí duy nhất để đo lường chất lượng. Việc theo đuổi thương hiệu quá mức có thể khiến chúng ta rơi vào ham muốn tiêu dùng vô tận, dẫn đến lãng phí không cần thiết và gây áp lực tài chính. Hào phóng về vật chất có thể mang lại sự phù phiếm tạm thời, nhưng về lâu dài nó có thể dẫn đến nhiều lo lắng và bất an hơn.

Vì vậy, chúng ta nên lựa chọn những điều phù hợp với bản thân, hơn hết là phù hợp với điều kiện kinh tế hiện tại, Học cách đầu tư thời gian và sức lực vào những điều ý nghĩa, sống một cuộc sống trọn vẹn và có giá trị.

Tiền không phải là thước đo duy nhất giá trị con người, nhưng nó thực sự là nền tảng của cuộc sống chúng ta. Song không phải ai cũng giàu có, được sống trong xa hoa. Kinh tế càng khó khăn thì chúng ta càng cần sống giản dị, chừng mực. Hãy trân trọng thời gian và tiền bạc của bạn. Chỉ bằng cách này chúng ta mới có thể thực sự đạt được tự do tài chính và cuộc sống hạnh phúc.

Cách người nghèo tiêu tiền: Sĩ diện hão, sợ bị chê kém cỏi nên có bao nhiêu tiền tiêu bằng hết để "làm màu". Rốt cuộc, nghèo vẫn hoàn nghèo, tự ti vẫn hoàn tự ti! Ai cũng muốn mình trở nên giàu có nhưng người ta quên mất rằng muốn giàu, phải trải qua một quá trình chứ không thể ngày một ngày hai mà trở thành người nhiều tiền được.

Thiếu tiền có lẽ là điểm chung của tất cả chúng ta. Dù thu nhập có cao đến đâu, bạn vẫn chẳng bao giờ thấy đủ. Mỗi khi đạt một thành tựu nào đó, thu nhập tăng lên, bạn sẽ lại thấy mình muốn nhiều hơn thế nữa. Nhiều người gặp đủ mọi loại vấn đề tài chính còn nhiều người lại chẳng mấy khi. Một trong số những lý do được kể ra, chắc chắn có lý do là do cách chúng ta tiêu tiền.

Thực tế, rất nhiều người có thói quen tiêu tiền thiếu kế hoạch khiến họ luôn nghèo ngay cả khi thu nhập lên đến 8 con số. Thú thật, trước đây tôi cũng từng tiêu tiền không kế hoạch và khi bỏ những thói quen xấu đó, tình hình tài chính của tôi cải thiện đáng kể. Tôi quản lý tài chính cá nhân tốt hơn rất nhiều và còn tiết kiệm được nhiều tiền hơn cả.

Một số người cho biết họ muốn tiêu tiền nhiều chỉ để có được sự công nhận của người khác, họ luôn khao khát được xã hội nhìn nhận với ánh mắt ngưỡng mộ. Cái nhìn của người đời ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tự trọng của họ. Khi quá phụ thuộc vào suy nghĩ của người khác, bạn sẽ mua sắm những món đồ không cần thiết chỉ để "làm màu" với những người không hề và thậm chí không bao giờ quan tâm đến bạn.

Nghĩ lại xem bản thân đã mua những món đồ gì chỉ để gây ấn tượng với mọi người, bạn có cảm thấy mình thật sự lãng phí không? Tôi chắc chắn là không hề ít đâu. Nhất là khi người bạn của bạn chuyển đến một căn hộ cao cấp mới hay mua một chiếc xe tốt, ngay lập tức bạn sẽ thấy mình đang tụt lại phía sau và tự bên trong nhắn nhủ mình cũng phải cố gắng cho bằng bạn bằng bè nếu không "người đời sẽ coi thường bạn".
Hãy tự hỏi bản thân thân xem mình sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền nếu không rót tiền vào những món đồ thừa thãi đó? Con người luôn có cảm xúc, vì thế luôn thèm khát được công nhận. Một trong những cách dễ dàng nhất để đạt được sự công nhận là sắm bất cứ thứ gì mọi người thấy ấn tượng. Nếu để sự tự ti chiến thắng, bạn sẽ luôn tiêu tốn tiền bạc, luôn bị kéo tụt về phía sau.

Nếu tâm trí bạn không thoát khỏi những suy nghĩ của người khác về mình, bạn sẽ không bao giờ tự chủ được tài chính. Sự tự ti có thể đốt mất số tiền mà vốn dĩ bạn có thể tiết kiệm và đầu tư. Nếu bỗng dưng có một triệu đô từ trên trời rơi xuống, bạn có thể tiêu hết tất cả chỉ trong một ngày và tiếp tục sống như một người bình thường. Kiếm tiền cực kì khó nhưng tiêu tiền là điều dễ dàng nhất trên thế giới này.

Những người giàu có luôn tự ngăn không cho bản thân tiêu tiền phung phí và thiếu trách nhiệm. Đây là chìa khóa khiến họ sở hữu nhiều của cải hơn người nghèo. Căn bệnh chung của chúng ta là nhu cầu cuộc sống thì ít mà mong muốn thì không giới hạn. Và một khi những mong muốn ấy chiến thắng kỉ luật cá nhân, chúng ta lại phung phí toàn bộ số tiền vất vả kiếm được để mua sắm.

Nhiều người phản bác rằng có nhiều tiền mà không tiêu xài, tận hưởng thì kiếm nhiều tiền để làm gì? Nhưng bạn có biết mong muốn của con người chẳng bao giờ có điểm dừng không? Bạn sẽ luôn muốn nhiều hơn, sự thật là vậy. Không ít anh chàng dù đang ở trạng thái hẹn hò nhưng vẫn "bật đèn xanh" muốn quen thêm một cô khác.

Vì thế, lời khuyên tôi dành cho các bạn là hãy học cách tận hưởng cuộc sống chỉ với số tiền nhỏ nhất. Một buổi hẹn hò cà phê, trò chuyện với những người bạn thân sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều so với việc rót tiền vào các quán bar chơi thâu đêm suốt sáng. Hãy biết kiềm chế mong muốn cá nhân, xác định rõ thứ bạn cần và thứ bạn muốn!

Hãy "ghim" trong đầu: mục tiêu cuộc sống là trở nên giàu có chứ không phải một vẻ ngoài giàu có.

Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây