"Có 5 người bắt buộc chúng ta phải coi trọng và 3 việc chúng ta nên xem nhẹ."
Sống trên đời có 5 người cần coi trọng:
Cha mẹ là nền tảng của con người. Cha mẹ là người cho chúng ta sinh mạng, là người tạo nên chỗ đứng của chúng ta trên thế giới này.
Trong "Kinh Thi" đã từng viết rằng: Cha mẹ là người đã sinh ra và nuôi nấng, chăm sóc ta, là người hiểu ta nhất, điều ta mong muốn nhất là trả ơn tấm lòng của cha mẹ!"
Bách thiện Hiếu vi tiên, trong trăm cái thiện chữ Hiếu đứng đầu, phận làm con cái, nếu không làm được việc này, thử hỏi người đó có thể làm được việc gì khác? Có thể đối xử tử tế được với những người khác hay không?
Công lao to lớn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ như núi cao, như biển sâu. Thế nên dù có bận, có mệt nhưng đừng quên chăm sóc, báo hiếu cha mẹ.
Người ta vẫn ví một gia đình chính là một cây cổ thụ, ông bà là gốc cây, bố mẹ là cành lá và con cái là trái cây. Chỉ khi rễ cây thật vững chắc, cành lá mới sum suê, nhờ thế mà trái cây mới có đủ dinh dưỡng để thơm ngon.
Khi đã đơm hoa kết trái thơm ngon rồi, phận làm con sao có thể xem nhẹ công lao to lớn ấy?
Người coi trọng bố mẹ ắt hẳn là người không bao giờ quên đi nguồn gốc của mình, người mà hiếu thuận với cha mẹ ắt hẳn là người không bao giờ quên ân nghĩa ở đời, người như vậy sống sẽ tích được phúc đức cho bản thân và con cháu.
Con cái là tiếp nối sinh mạng của chúng ta. Có con rồi chúng ta mới hiểu ý nghĩa cuộc sống được truyền từ đời này sang đời khác.
Sinh con đẻ cái cũng giống như cái cây cành này đâm ra thì lá già phải rụng. Cành càng nhiều, lá trên cành càng um tùm là nhờ vào rễ cắm sâu xuống lòng đất. Con cái dạy chúng ta thế nào là tình yêu vị tha.
Người xưa đã nói: "Cha mẹ yêu thương con luôn mong cho con cái có tương lai tươi đẹp."
Mong cho con cái thành công là nỗi bận tâm của tất cả người cha người mẹ trong thiên hạ. Con cái là nguồn sống, sự trưởng thành của con cái là nguồn vui của các bậc phụ huynh, vậy thì liệu có lý do gì mà người làm cha mẹ không trân trọng, coi trọng con cái của mình?
Trên thế giới này, người sống bên ta lâu nhất không phải là bố mẹ, cũng không phải là con cái mà chính là người bạn đời của ta.
Bố mẹ đã đưa chúng ta đến với thế giới này, hết lòng yêu thương chúng ta mà không cần báo đáp. Nhưng rồi sẽ đến một ngày họ sẽ già đi, bệnh tật ốm yếu, sau cùng rồi sẽ rời xa không thể tiếp tục ở bên chúng ta nữa.
Con cái có thân thiết cũng không thể sống mãi bên cạnh ta, rồi chúng cũng sẽ lớn khôn rồi lập gia đình riêng, bận rộn với việc mưu sinh, chèo lái con thuyền nhỏ của mình.
Anh chị em dù có là máu mủ thân thiết cũng không thể ở bên bạn mỗi ngày, những người thân ấy chỉ có thể đi cùng bạn một quãng đường đời mà thôi.
Suốt hành trình còn lại, người có thể đi cùng bạn đến cuối cùng chỉ có thể là vợ/chồng của bạn.
Một đời yêu thương, một đời tranh cãi, một đời nhường nhịn, đó chính là quan hệ vợ chồng.
Trên đời này, vợ chồng là mối quan hệ khiến con người ta gắn bó với nhau lâu dài nhất, có sự trợ giúp của nửa kia hai người cùng nhau vượt qua biết bao thăng trầm, ngọt ngào, lãng mạn của cuộc đời để viết nên một câu chuyện đơn giản mà hạnh phúc.
Thầy, cô giáo tưởng chừng như là một người rất bình thường nhưng lại chính là người có công lao không hề nhỏ với tất cả chúng ta.
Một viên phấn, hai tấm khăn lau bảng đầy bụi, ba tấc bục giảng, bốn mùa nhọc nhằn dạy học trò từng con chữ, giúp học trò từ mông lung ngu muội đến hểu biết sâu rộng, thầy, cô giáo chính là người chỉ đường dẫn lối cho chúng ta.
Trong "Kinh Thi" có viết: "Luôn âm thầm, trân thành rồi sẽ có một ngày ta sẽ cảm hóa được mọi người."
Đó chính là điều vĩ đại nhất của mà người giáo viên làm được. Nhờ có thầy, cô khai sáng mà cuộc đời mỗi người trở nên tốt đẹp hơn, ơn nghĩa này, phàm là con người đều không được quên.
Người xưa nói không sai: "Ngàn vàng dễ kiếm, bằng hữu khó tìm".
Trước mặt những người bạn thật sự, chúng ta không cần không cần giả tạo hay diễn kịch. Lúc ta gặp khó khăn, hoạn nạn, luôn có bạn bè ở bên cạnh giúp đỡ, cùng nhau vượt qua. Gặp được người bạn như vậy đó chính là duyên phận nhất định phải biết trân trọng.
Trong "Tăng Quảng Hiền Văn" có viết: "Nhà có nghìn phòng, đêm ngủ cũng chỉ cần 1 cái giường, nhà có giàu có, ngày cũng chỉ ăn ba bữa."
Bản chất của cuộc sống chính là bình thường và đơn giản. Ít tiền hay nhiều tiền chỉ cần đủ dùng là được. Trong cuộc đời này, có lẽ chúng ta cũng không cần phải theo đuổi nững thứ phú quý xa hoa, chỉ cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản là được, thừa thãi đôi khi không phải là điều tốt.
Những người cầu toàn, theo đuổi sự hoàn hảo thường luôn cảm thấy rất mệt mỏi. Càng quan tâm đến cảm xúc của người khác lại càng khiến ta cảm thấy có lỗi.
Tăng Quốc Phiên đã từng nói: "Trên thế gian không có tình bạn nào là hoàn hảo tuyệt đối , chỉ cần chúng ta luôn bao dung, tha thứ cho những lỗi nhỏ mọi thứ sẽ ổn."
Trên đời không có tình bạn nào là không có xích mích, luôn đi đúng hướng và bao dung tha thứ cho lỗi lầm của nhau là rất hiếm tìm.
So với làm hài lòng người khác chi bằng hãy tốt với chính mình trước, không miễn cưỡng, không ép buộc, không trách móc, hãy đem sự nhẫn nại và lương thiện cho những người mà ta yêu thương nhất.
Đời người giống như khách qua đường, được mất ắt phụ thuộc vào cái duyên.
Chúng ta đến với thế giới này xem ra cũng giống như một cuộc trải nghiệm. Lúc nào cũng tính toán được mất chỉ khiến bản thân mệt mỏi hơn mà thôi.
Đời người mười phần thì có đến tám chín phần không như ý, nếu chỉ chú ý đến cái mất, chẳng phải chúng ta sẽ chẳng còn thời gian để nghĩ đến những điều tốt đẹp đó sao?
Hối tiếc những điều đã mất hoặc không có được, liệu có giải quyết được việc đã rồi? Chi bằng hãy vui vẻ chấp nhận và trân trọng những gì ta đang có, cố gắng hết mình để hạn chế những điều không như ý trong những lần sau.
Ít phàn nàn và oán trách, bình thản và không màng danh lợi, cuộc đời sẽ "dễ thở" hơn rất nhiều. Được sống trên đời là một món quà, hãy sử dụng món quà hữu hạn ấy thật tốt, để không uổng phí công sức ta đã có mặt trong cuộc đời này.