CÔNG TY TNHH LUẬT DÂN TRÍ - TƯ VẤN HÔN NHÂN - THỦ TỤC ĐẤT ĐAI - THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - TRANH CHẤP DÂN SỰ - HÌNH SỰ - BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU - LAO ĐỘNG - THỪA KẾ - Luật sư pháp lý - Tư vấn pháp lý - Tư vấn và làm thủ tục đất đai - Thành lập doanh nghiệp - HìLuật sư pháp lý - Tư vấn pháp lý - Tư vấn và làm thủ tục đất đai - Thành lập doanh nghiệp - Hình sự - Hôn nhân
Con nhà nghèo nhìn là biết
Thứ ba - 29/03/2022 13:19
Giáo dục gia đình đóng vai trò lớn trong việc "đổi đời" của trẻ. Trong cuộc sống, thực tế là chúng ta có thể nhìn rõ được khoảng cách giữa những đứa trẻ được nuôi dạy bởi "tư duy nghèo" và "tư duy giàu".
Cùng một số tiền, con nhà nghèo sẽ tiết kiệm, còn con nhà giàu thì đầu tư và khoảng cách giữa họ ngày càng lớn. Có một câu chuyện: Đứa trẻ nhà nghèo và đứa trẻ nhà giàu đều được cho một khoản tiền. Hai đứa trẻ cầm số tiền này cùng tham gia một cuộc thi, sau thời gian hơn 3 tháng ai còn nhiều tiền hơn thì giành chiến thắng.
Đứa trẻ nhà nghèo rất ngoan ngoãn. Nhớ lời cha mẹ dặn "tiền bạc không được tiêu xài bừa bãi" nên em cẩn thận chia thành cách khoản, phần để tiêu, phần để dành dụm. Đứa trẻ nhà giàu thì khác. Em tiêu số tiền theo nhiều cách, thậm chí còn cho tiền người ăn xin. Đứa trẻ nhà nghèo nhìn thấy vậy, chắc mẩm mình sẽ chiến thắng.
Tuy nhiên sau 3 tháng, đứa trẻ nhà giàu mới là người thắng cuộc. Hóa ra, em đưa tiền cho người ăn xin để mời họ giúp dọn dẹp khu vườn của nhà hàng xóm. Và nhà hàng xóm sẽ trả tiền cho em hàng tháng. Bằng cách này, đứa trẻ nhà giàu chẳng cần làm gì cũng có tiền tiêu vặt!
Có thể thấy, một phần lớn nguyên nhân khiến hai đứa trẻ có sự khác biệt lớn là do hành vi và cách suy nghĩ của cha mẹ đã ảnh hưởng đến chúng. Rất dễ phân biệt trẻ em nhà giàu với trẻ em nhà nghèo, bởi vì chúng rất khác nhau ở ba khía cạnh sau đây:
Tầm nhìn chưa đủ xa rộng
Trong xã hội hiện nay tồn tại nhiều quan niệm tiêu cực về "con nhà giàu", cho rằng con nhà giàu thì "ăn chơi" hơn. Thực tế không phải vậy. Nhiều người giàu quan tâm nhiều rất kỹ đến việc tu dưỡng tinh thần của con cái. Họ sẽ đưa con đi du lịch khắp nơi, ngắm nhìn đủ loại cảnh vật, khía cạnh của thế giới từ góc độ rộng lớn. Điều này giúp mở rộng tầm nhìn của con trẻ, khiến trẻ không bị phiến diện khi xem xét sự việc nào đó.
Ngoài ra, nhiều cha mẹ giàu có cũng trau dồi "chỉ số tài chính" cho con ngay từ khi còn nhỏ. Họ nâng cao nhận thức của con thông qua việc khuyến khích con đọc sách và thực hành thực tế. Trưởng thành trong hoàn cảnh sống như vậy, trẻ sẽ tự nhiên đặt mục tiêu cho tương lai xa hơn, thay vì chỉ nhìn thấy những lợi ích trước mắt.
Ngược lại, vì vấn đề kinh tế, cha mẹ nghèo sẽ dành nhiều tâm sức hơn để đạt được những lợi ích trước mắt và không có nhiều kế hoạch phát triển lâu dài cho con. Những suy nghĩ, hành vi như vậy sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nếu không thay đổi, con họ sẽ khó trở nên giàu có trong tương lai.
Không thích mạo hiểm, luôn sợ hãi rủi ro
Thông thường, con nhà nghèo rất giỏi tiết kiệm tiền. Họ cho rằng gửi tiền vào ngân hàng sẽ an toàn hơn, còn con nhà giàu sẽ nghĩ đến đầu tư và "dùng tiền để kiếm tiền". Đối với người nghèo, rủi ro là một cái bẫy. Họ sợ rằng mình không đủ khả năng để thua và sẽ không bao giờ bắt đầu những thứ cần chút liều lĩnh, chẳng hạn như một cơ hội đầu tư kinh doanh. Còn người giàu lại dám đối mặt với rủi ro hơn. Họ cho rằng cuộc sống luôn đầy rẫy những điều không chắc chắn, tại sao không thử lựa chọn mới?
Lòng tự trọng tương đối thấp
Trên thực tế, hầu hết mọi người đều có ít nhiều sự mặc cảm. Tuy nhiên những đứa trẻ sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó sẽ có sự mặc cảm rõ ràng hơn. Vì thiếu sự an toàn nên họ đặc biệt lạc lõng khi đối mặt với những thất bại và hay nghĩ rằng mình không thể làm tốt bất cứ điều gì.
Con cái của những người giàu có thể bình tĩnh đối mặt với những thất bại vì gia đình họ tương đối khá giả. Họ tin rằng những sai lầm hiện tại sẽ không ảnh hưởng đến tất cả các hành vi tiếp theo của mình và có thể tiếp tục cố gắng với những gì đã lựa chọn. Vậy thì, làm sao cha mẹ có thể nuôi dưỡng tư duy "con nhà giàu" cho con mình, để con có thể thoát "nghèo"? Dưới đây là một số gợi ý
Dạy con tư duy cởi mở
Sự phát triển của xã hội kéo theo sự thay đổi về của cải. Ngày nay, bạn có thể làm giàu nhờ đầu tư, kinh doanh, thay vì có một món tiền và chỉ trông chờ vào tiết kiệm, lãi suất. Nếu muốn con trở nên giàu có, cha mẹ cần dạy con cách suy nghĩ về quản lý tài chính, giao tiếp nhiều hơn với những người đã thành công và quan sát cách thức kiếm tiền, lối suy nghĩ của họ.
Dạy con không nên tham lợi trước mắt
Sự khác biệt lớn nhất giữa người nghèo và người giàu là nằm ở việc "có trì hoãn sự hài lòng hay không". Hiểu nôm na là nhiều người vì cái lợi trước mắt mà vứt đi cái lợi lâu dài. Chẳng hạn một số cha mẹ thà bắt con nghỉ học, ở nhà đi làm sớm để kiếm vài đồng đong gạo, mua thịt ăn cơm trước mắt, mà không cho con tiếp tục đi học để có kiến thức, xây dựng tương lai lâu dài.
Hãy dạy con cái nhìn dài hạn, học hỏi thêm các kỹ năng, kiến thức chứ không nên chỉ chăm chăm vào sách giáo khoa. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần đồng hành với con trên chặng đường trưởng thành.
Dạy con học cách chia sẻ
Các mối quan hệ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển tương lai của trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên dạy con cách kết bạn, và một trong những điểm quan trọng nhất là học cách chia sẻ. Những đứa trẻ biết chia sẻ có thể nhận được sự tin tưởng của nhiều người hơn. Ngược lại, những đứa trẻ "tự cao tự đại", "ích kỷ" khó có thể giành được sự tôn trọng của người khác.
Nghiên cứu cho thấy nếu trẻ em nghèo lớn lên ở những khu dân cư có 70% bạn bè là người giàu - tỷ lệ kết bạn điển hình của những đứa trẻ có thu nhập cao sau này - thì thu nhập trung bình của chúng sẽ tăng 20% trong tương lai.
Suốt 4 thập kỷ qua, thực tế cho thấy điều kiện kinh tế của một gia đình ngày càng có ảnh hưởng đến việc đứa trẻ trong gia đình đó là ai khi trưởng thành. Tuy nhiên, một nghiên cứu mở rộng mới đây, dựa trên hàng tỷ kết nối trên mạng xã hội, đã phát hiện ra một thực tế mới giúp những đứa trẻ nghèo có thể thoát nghèo dễ dàng hơn trong tương lai.
Trước đó, rõ ràng là có một số khu vực có thành tích nổi bật hơn những khu vực khác về việc thay đổi mức thu nhập, nhưng không rõ lý do tại sao. Phân tích này đã phát hiện ra rằng mức độ kết nối giữa người giàu và người nghèo ở những khu vực này là lý do giải thích tại sao trẻ em trong khu vực đó lại thành công hơn sau này.
Nghiên cứu cho thấy nếu trẻ em nghèo lớn lên ở những khu dân cư có 70% bạn bè là người giàu - tỷ lệ kết bạn điển hình của những đứa trẻ có thu nhập cao sau này - thì thu nhập trung bình của chúng sẽ tăng 20% trong tương lai.
Tình bạn vượt qua tầng lớp này - thứ mà các nhà nghiên cứu gọi là kết nối kinh tế - có tác động mạnh hơn các yếu tố khác như: chất lượng trường học, cấu trúc gia đình, khả năng làm việc hay thành phần chủng tộc của cộng đồng đó.
Các nhà nghiên cứu cho biết, sự kết nối kinh tế chính là yếu tố dự báo tốt về sự dịch chuyển đi lên của một cộng đồng hơn bất kỳ yếu tố nào khác đã được nghiên cứu.
Việc lớn lên trong một cộng đồng có sự kết nối giữa các tầng lớp sẽ cải thiện thu nhập của trẻ em và giúp chúng có cơ hội vươn lên thoát nghèo tốt hơn.
Các phát hiện cũng cho thấy những hạn chế của các nỗ lực nhằm tăng tính đa dạng như xe buýt trường học, phân vùng gia đình. Nghiên cứu kết luận rằng việc đưa các tầng lớp lại gần với nhau là không đủ để tăng cơ hội. Việc họ có hình thành mối quan hệ với nhau hay không mới là quan trọng. Khi chơi với những người giàu có hơn, tôi sẽ tham gia vào vòng kết nối đó và hiểu được suy nghĩ của họ. Tôi hoàn toàn nghĩ rằng nó đã tạo ra một sự khác biệt đáng kể.
Hiện nay, có nhiều người dù đã có gia đình riêng, nhưng vẫn "cặp bồ", nhiều người bị đánh ghen, bôi xấu trên mạng xã hội, song tình trạng này vẫn diễn...
Theo Bộ Công an, nếu người nào sử dụng số tiền do người khác chuyển nhầm có thể bị phạt hành chính đến 5 triệu đồng hoặc có thể bị xử lý hình sự với...