Theo năm tháng, niềm đam mê và tuổi trẻ dần mờ nhạt, công việc lấy đi của bạn hầu hết thời gian nhưng chẳng thể đem lại cho bạn sự thoải mái. Giấc mơ của bạn bị đặt ra ngoài bên cạnh chiếc ví trống rỗng.
Cuộc sống nhạt nhẽo sẽ dẫn đến nhiều hối tiếc
Rất nhiều người theo đuổi lối sống cứng nhắc với những thói quen hình thành qua nhiều năm. Những thói quen này tạo nên sự ổn định – một khái niệm hết sức mơ hồ trong thế giới đầy biến động hiện nay. Đối với nhiều người, sự thay đổi trong cuộc sống chỉ đơn giản là đổi kênh tivi mỗi tối hoặc cập nhật tin tức về scandals của các chính trị gia hay người nổi tiếng mỗi ngày.
Có những giấc mơ không bao giờ được thực hiện vì chủ nhân không lựa chọn theo đuổi nó. Làm việc ngoài giờ khiến cho những mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội bị lu mờ. Nhiều người tích trữ oán giận và cay đắng suốt cuộc đời chỉ bởi họ thiếu can đảm để bày tỏ tình cảm thật của mình. Hạnh phúc là một khái niệm tương đối và ai cũng có thể hạnh phúc theo cách riêng của mình. Nhưng có nhiều người lo sợ thay đổi đến mức bỏ lỡ hạnh phúc.
Bạn đang sống hay chỉ đang tồn tại?
Nuối tiếc chủ yếu xuất phát từ những việc chúng ta không làm, chứ không phải việc ta đã làm. Khi ở độ tuổi 20, chúng ta có đủ sức mạnh, nghị lực và niềm tin để khám phá thế giới. Bao quanh chúng ta là một vũ trụ đam mê và tràn đầy năng lượng.
Để sống một cuộc đời trọn vẹn, bạn phải chấp nhận thay đổi. Hãy suy nghĩ xem điều gì là quan trọng với bạn. Hãy tập trung vào chính bản thân bạn, đừng quan tâm đến những gì người khác nghĩ hay muốn bạn làm theo.
Mỗi người có một quan điểm. Mỗi xã hội có một tiêu chuẩn khác nhau. Vì thế, hãy hít thở bầu không khí theo cách riêng của bạn và tận hưởng từng khoảnh khắc của cuộc sống. Một khi bạn tập trung vào chính bản thân mình, những mảnh ghép gồ ghề của cuộc sống cũng tự động hoàn chỉnh theo.
Bạn cần phải theo đuổi tham vọng của chính mình, đừng chăm chăm nghĩ đến hai chữ “ổn định” khi còn quá trẻ. Hãy chấp nhận đối đầu với rủi ro và đừng trì hoãn giấc mơ. Tất nhiên, rủi ro nào cũng gắn liền với mất mát, nhưng hãy luôn nhớ rằng, không có phần thưởng nào không được đánh đổi bằng rủi ro.
Hãy nhìn lại những năm tháng đã trôi qua, niềm hối tiếc lớn nhất của bạn là điều gì nếu không phải là những việc bạn chưa dám làm, những thử thách bạn chưa dám vượt qua?
Quá khứ là bài học kinh nghiệm để bạn bước về phía trước. Hãy lập kế hoạch cho tương lai của mình, suy nghĩ về quá khứ để rút ra kinh nghiệm và sống với hiện tại. Trong cuộc sống sẽ có những lúc bạn phải đối mặt với thất bại. Thành công chính là sự kiên trì vượt qua hết thất bại này đến thất bại khác. Vì thế, hãy sống một cuộc đời ý nghĩa với chính bản thân mình, chứ đừng sống theo mong đợi của người khác.
Không cố lấy lòng người khác
Người chân thật biết rõ vị trí của mình, thậm chí, họ chấp nhận có người thích họ và có người không thích họ để từ đó biết hài hòa các mối quan hệ. Họ không mưu cầu cách phô trương, phóng đại bản thân cũng như tạo ấn tượng thái quá trong mắt người khác; vì thế, cách nói chuyện thân thiện, tự tin của họ sẽ được chú ý hơn nhiều.
Tôn trọng và tiếp thu ý kiến của người khác
Chẳng ai muốn tiếp tục nói chuyện với một người đã luôn có thành kiến và không muốn lắng nghe. Vì thế, những người chân thật nhờ có sự cởi mở của mình mà luôn tiếp cận và thu hút người khác dễ dàng hơn. Duy trì tâm thái cởi mở vô cùng quan trọng trong một cuộc giao tiếp, hãy cố gắng bỏ qua sự phán xét và thành kiến đủ để hiểu điều đối phương quan tâm.
Có cá tính của riêng bản thân
Biết bản thân là ai, không gải tạo, không đóng vai người khác chính là điểm mạnh của người chân thật. Họ được tự do sống cuộc đời của mình mà không mưu cầu cảm giác vui sướng từ ý kiến đánh giá của những người khác. Họ làm những gì họ tin là đúng và nếu ai đó không thích điều họ làm thì cũng chẳng sao cả bởi họ có các nguyên tắc chỉ đạo của bản thân và tự đo lường chính mình.
Luôn rộng lượng, hào phóng
Chỉ những người nhỏ nhen mới sợ người khác tỏa sáng hơn mình nếu chẳng may mình cung cấp cho người đó cơ hội hay phương thức cần để thực hiện công việc. Còn những người chân thật ngược lại, họ chẳng ngần ngại thể hiện ra rằng họ muốn đồng nghiệp của mình thành công bởi bản thân họ đã luôn tin vào khả năng của mình và thành công của người khác không làm họ trở nên tồi tệ.
Tôn trọng mọi người
Người chân thật biết cách hành xử đúng đắn với những người xung quanh. Cho dù đối phương là ai, ở vị trí nào, làm nghề gì, chắc chắn người chân thật vẫn luôn lịch sự và tôn trọng bởi họ hiểu rằng dù họ có cư xử tốt đến mấy trong bữa ăn thì chỉ một hành động xấu cũng khiến mọi thứ trở nên vô nghĩa.
Không bị cám dỗ bởi vật chất
Hạnh phúc đối với người chân thật phải đến từ bên trong, đơn giản chỉ là những niềm vui bé nhỏ, những khoảnh khắc được ở bên gia đình, bạn bè. Với họ, hạnh phúc không cần những thứ hào nhoáng vật chất bên ngoài. Chạy theo thời thượng không chắc mới là tốt.
Đáng tin cậy
Người chân thật thường được đánh giá là người nói đúng những gì họ nghĩ và làm đúng những gì họ cam kết. Bởi tính cách như vậy nên dĩ nhiên, họ sẽ nhận được rất nhiều sự tin cậy từ phía những người khác.
Có bản lĩnh
Nhiều người tự ái khi nhận được nhận xét của những người xung quanh nhưng với người chân thật, họ không coi đó là một cuộc tấn công cá nhân, cũng không cảm thấy bị sỉ nhục và không bắt đầu âm mưu trả thù của mình. Thậm chí, họ có thể đánh giá một cách khách quan các phản hồi tiêu cực và xây dựng, chấp nhận những gì có hiệu quả và đưa nó vào thực tế.
Tập trung toàn tâm toàn ý vào cuộc đối thoại
Người chân thật biết tạo ra sự kết nối và tìm kiếm chiều sâu ngay cả trong những cuộc trò chuyện ngắn ngủi. Chính bởi vậy, đối phương sẽ sẵn sàng trả lời những câu hỏi có tính thiện chí liên quan đếnnhững khía cạnh quan trọng khác trong cuộc sống của đối phương.
Sống thật là chính mình
Người chân thật không dựa vào ánh đèn sân khấu hay một thành tích lóng lánh của người khác đế sống. Họ không cần sự ngưỡng mộ của người khác để cảm thấy bản thân mình tốt lên; chính vì thế, họ sẽ lặng lẽ bắt tay vào làm những điều mình cần phải làm.
Không sống đạo đức giả
Nhiều người đạo đức giả thậm chí không nhận ra những sai lầm của bản thân. Còn người chân thật sẽ tìm cách tự mình giải quyết những vấn đề của chính mình trước. Họ nói là làm và nói gì làm nấy, giữ đúng cam kết. Và mọi việc họ làm dựa trên sự tự nhận thức của họ.
Khiêm tốn
Khoe khoang không xấu nhưng nhiều người không thích tính cách phóng đại. Người chân thật có tính cách khiêm tốn, tự tin vào những gì bản thân đã làm được. Bởi họ luôn biết mình là ai và đủ tự tin để có thể thoải mái ở vị thế của mình.
Bởi vậy sống trên đời phải nhớ:
- Nói được làm được. Không làm được thì làm ơn im lặng, tiếp thu...
- Khó khăn đầy rẫy ra đấy. Muốn thành công thì học cách vượt qua nó, kiên trì và bớt than thở. Ngoài đường đầy kẻ suốt ngày chỉ biết than thở, làm thì chẳng làm.
- Bớt sợ. Cái đáng sợ thì không sợ, đi ngoài đường dù chỉ một giây cũng cố mà vượt lên người khác, tự nhủ tai nạn nó không tìm đến với mình đâu. Còn cơ hội đến thì chỉ nhanh hơn một giây để chớp lấy thôi cũng sợ: Muốn có công việc mà không dám nộp CV, muốn có kinh nghiệm thì lại sợ đi làm ảnh hưởng việc học thay vì học cách kiểm soát thời gian thật hiệu quả.
- Muốn có nhiều thứ nhưng lại sợ mất sức. Thấy người ta năng động, tham gia cái này cái kia, làm ở chỗ này chỗ kia thì ngưỡng mộ, cũng mong ước sẽ được như vậy. Nhưng lại sợ mệt, mất sức, mất thời gian nên thôi.
- Bớt sĩ diện hão. Ở nhà như công chúa, hoàng tử, được ba mẹ chăm chút từng chút một. Ra đường làm việc không ra hồn bị góp ý là mặt nặng mày nhẹ, nước mắt lưng tròng, ấm ức thấy phát mệt. Muốn thành công, muốn tiến xa thì phải học cách tiếp thu, hãy xem đó là cơ hội để phát triển. Vì thật ra khi bạn không làm được việc thì người ta cũng không quan tâm lắm đến lòng tự trọng của bạn đâu.
- Học cách nói những gì cần nói. Suy nghĩ tất cả những gì bạn nói nhưng đừng nói tất cả những gì bạn suy nghĩ.
- Đã muốn làm cái gì thì hãy thật quyết liệt với nó. Còn nhắm mình là đứa hay chán nản, hay bỏ dở giữa chừng thì nói ít lại. Đừng có oang oang với mọi người, nói khí thế rồi khi vô làm thì không đâu vào đâu. Còn trẻ mà, nên đừng để người ta gắn cho mình cái mác "hay bỏ con giữa chợ", chẳng ai muốn làm việc hay hợp tác với người như vậy đâu.
- Khi bạn đã thấy rõ một người mà không vạch trần họ, bạn sẽ hiểu được ý nghĩa của sự tha thứ.
- Khi chán ghét một người mà không quay mặt lại với họ, bạn sẽ hiểu được tột cùng của sự tôn trọng. Trong cuộc sống, luôn luôn có người mà bạn không ưa, và cũng có những người không ưa bạn…
- Bạn trưởng thành không phải bởi vì bạn sống được bao nhiêu năm hay trải qua bao nhiêu thất bại. Mà là bạn đã hiểu được sự buông bỏ, học được sự tha thứ và đã biết không tranh giành.
- Thà cô độc, cũng không làm trái lương tâm. Thà rằng nuối tiếc, cũng không chấp nhận. Người ở trong trái tim ta, ta đối đãi như bảo vật. Người không ở trong trái tim ta, ta đối đãi qua loa. Xưa nay nhân duyên thường ngắn, sao có tình thâm!
- Nếu đau khổ… không cần phải nói cho người khác biết. Người khác vĩnh viễn cũng không hiểu hết được cảm nhận của bản thân bạn đâu! Nếu đau khổ… hãy nhìn bầu trời một chút. Trời to như vậy, sẽ có thể bao dung hết nỗi ủy khuất của bạn.
- Nếu đau khổ…có thể giả bộ mình vui sướng. Khi đã mang niềm vui đến cho người khác thì sẽ có thể quên được nỗi ưu thương của chính mình.
- Ai chưa từng khổ sở… Ai vẫn còn ghi nhớ… Quá khứ không trở lại, cần gì phải khổ sở nhớ về nó!
- Cho dù là giả bộ, thì cũng phải giả bộ vui vẻ. Tự mình giả bộ một chút. Kỳ thực, con đường là tự mình đi. Và đau đớn đều là tự mình chịu đựng.
- Người nên đến thì sẽ đến, người nên đi bạn không có cách nào giữ được. Đừng ép người, đừng ép mình. Đừng bận tâm đau lòng vì một chuyện. Buông bỏ chấp nhận, vạn sự tùy duyên. Đây mới chính là cuộc sống.
Trên thế giới chỉ có 2 kiểu người thông minh nhất. Đó là người biết trọng dụng trí thông minh của chính mình và người biết tận dụng trí thông minh của người khác. Những người thực hiện được 2 điều này đều có thể đạt được thành công, là những nhà lãnh đạo, vị sếp giỏi, thấu hiểu lòng người.
Kiểu người đầu tiên có thể phát huy sự thông minh của bản thân một cách tối đa, kiến thức đều có thể tận dụng hết mức. Kiểu người thứ hai cần có khả năng thu phục được lòng người. Tuy nhiên, ngay cả khi biết cách tận dụng sự thông minh của người khác, cũng không hẳn đều là người thông minh.
Nhiều nhà kinh doanh và lãnh đạo cho rằng muốn thu phục nhiên viên thì phải lãnh đạo từ trên xuống dưới khắt khe. Thực tế không phải vậy, cách làm này không chỉ không nắm bắt được lòng người mà còn có thể khiến nhân viên không có động lực làm việc. Vì tâm lý bị xem nhẹ sớm muộn cũng sẽ khiến nhân viên bị mất đi động lực. Suy cho cùng, ai cũng muốn nghe những lời khen ngợi, đặc biệt là khi đã bỏ ra nhiều công sức, họ đều mong muốn khả năng của mình được đánh giá hợp lý.
Những nhà quản lý, lãnh đạo hay những vị sếp có năng lực, giỏi lèo lái công ty, tổ chức đều sẽ biết nghệ thuật tôn trọng và khen ngợi nhân viên. Khi đó, họ tạo được động lực cho nhân viên phát triển năng lực, vừa có được nhân tài, vừa hoàn thành sứ mệnh của công ty.
Khi lãnh đạo có năng lực, “thấu tình đạt lý” thì đâu còn lo lắng về việc không giành được thành tựu trong công việc, quản lý và điều hành? Không ai muốn mãi theo sau một người lãnh đạo không hiểu lý lẽ, hẹp hòi và thường xuyên thiếu tôn trọng, đàn áp mình.
Người ta thường nói rằng nhất định phải có tầm nhìn xa, chỉ có cố gắng lâu dài mới có thể gặt hái thành quả lâu dài. Vậy nên nếu muốn trở thành một nhà lãnh đạo hay doanh nhân thành công, làm sao có thể nông cạn, thiển cận được? Để tạo dựng thành tựu, không thể thiếu sự giúp đỡ từ người khác. Muốn cấp dưới dốc tâm huyết làm việc để cho mình, nhưng lại không tạo điều kiện cho họ, khác gì đang nói chuyện viển vông?
Một kẻ rêu rao về trí thông minh chính là kẻ ngu ngốc. Còn người biết giả ngốc mới thật sự thông minh. Không phô trương sự thông minh là tốt nhất, có như vậy thì mới tránh thu hút rắc rối, sự cạnh tranh gay gắt và tiêu cực. Thay vì "khoe khoang" sự thông minh, người thông minh thật sự biết cách âm thầm cố gắng, nâng cao năng lực để gặt hái thành tựu vẻ vang.
Dù là đối với lãnh đạo, sếp hay nhân viên hoặc những muốn phát triển bản thân giàu có, thành công hơn, biết cách trọng dụng trí thông minh của bản thân luôn là một bài học cần được trau dồi hàng ngày.