Giá trị bản thân làm nên sự khác biệt

Thứ bảy - 09/10/2021 09:25
Giá trị bản thân là những thứ bạn tin rằng quan trọng đối với chính mình và đem đến thành công cho những công việc bạn làm hằng ngày.
Giá trị bản thân làm nên sự khác biệt
Khi những việc bạn làm và cách bạn cư xử hòa hợp với các giá trị của bạn, cuộc sống dường như vui vẻ hơn và công việc không còn là gánh nặng. Ngược lại, khi công việc bạn làm đi ngược lại các giá trị bản thân, bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn, và chắc chắn, công việc của bạn sẽ không thành công như mong muốn.

Sẽ là điều lý tưởng khi những ưu tiên trong cuộc sống của bạn được xác định dựa trên giá trị bản thân. Ví dụ: bạn là người chăm chỉ, yêu công việc và nghề nghiệp bạn đang làm đòi hỏi bạn phải dành trên 8 tiếng làm việc tại văn phòng. Bạn không cảm thấy phiền mà còn rất vui vẻ tận hưởng công việc của mình. Chúc mừng bạn, giá trị bản thân và ưu tiên trong cuộc sống của bạn hoàn toàn hòa hợp với nhau.

Làm cách nào giá trị bản thân tạo nên sự khác biệt?

Mỗi cá nhân đều có những đặc điểm tuyệt vời riêng. Đà điểu rất giỏi chạy nhanh còn đại bàng thì có khả năng bay cao. Không ai đánh giá cao đà điểu ở khả năng bay hay huấn luyện đại bàng để chạy nhanh cả. Vì vậy, bạn cần biết rõ các giá trị của mình và chọn các công việc phù hợp để giá trị đó được tỏa sáng. Thực tế đã chứng minh, chỉ những người nào nắm vững kỹ năng và yêu thích công việc mình đang làm mới có khả năng trở thành người giỏi trong lĩnh vực đó. Mặc khác, tin tưởng và đi theo những giá trị của chính bản thân mình sẽ giúp định hướng nghề nghiệp và dẫn bạn đến thành công.

Làm thế nào để xây dựng giá trị bản thân?

Giá trị tự nó đã sẵn có ở trong bạn, bạn chỉ cần khám phá ra chúng. Khi xác định các giá trị, bạn cần biết điều gì là quan trọng với bản thân. Một cách dễ dàng để làm việc này là nhìn lại các trải nghiệm trong quá khứ, điều gì khiến bạn cảm thấy tự hào và tự tin khi thực hiện? Có thể bạn không để ý đến, nhưng luôn có những việc bạn làm, dù rất nhỏ, lại đem đến niềm vui và sự thỏa mãn to lớn. Hãy liệt kê những trải nghiệm này ra giấy và xác định xem những yếu tố nào đã đóng góp vào sự thành công đó. Ví dụ: bạn vừa có một chương trình truyền thông tuyệt vời cho tổ chức. Theo bạn, yếu tố chính dẫn đến sự thành công của chương trình chính là câu slogan hấp dẫn hay trang Facebook với nhiều nội dung, hình ảnh mới mẻ, đặc sắc. Để làm được điều này, hẳn nhiên, bạn phải có một cái đầu luôn luôn bùng nổ với các ý tưởng và một trái tim nhiệt thành luôn dành hết tâm trí cho công việc. Đó chính là 2 giá trị của bạn: óc sáng tạo và nhiệt huyết.

Với cách làm này, bạn có thể khám phá ra rất nhiều giá trị đem đến hiệu quả cho công việc. Bước cuối cùng, hãy cẩn thận suy xét và “tuyển chọn” những giá trị cao nhất. Đây có lẽ là công việc khó khăn và quan trọng nhất. Khó khăn vì bạn phải nhìn sâu vào chính bản thân mình và quan trọng vì chính những giá trị mà bạn cho là quý giá nhất của bản thân sẽ làm nên sự khác biệt của bạn. Sau khi đã xác định được các giá trị “đắt” nhất của bản thân, bạn hãy không ngừng xây dựng và bồi đắp để các giá trị này ngày càng phát triển. Nếu như khi tìm việc, nhà tuyển dụng luôn đặt niềm tin vào ứng viên có những giá trị phục vụ cho công việc vượt trội hơn những ứng viên khác thì trong khi làm việc, những giá trị nổi trội của bạn sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả trong công việc và mở rộng con đường thăng tiến.

'Làm mới' thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân của bạn thể hiện cách thế giới nhìn nhận bạn. Một số người thành công trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân còn được gọi là “có tiếng trong nghề” hoặc là “bộ mặt” của tổ chức, thương hiệu, nhãn hàng... Nhưng điều đó không có nghĩa là những sinh viên mới ra trường hay một nhân viên tầm trung không thể xây dựng thương hiệu cho riêng mình.

Thương hiệu cá nhân là sự kết hợp giữa điểm mạnh, kỹ năng và những phẩm chất độc đáo mà bạn mang lại trong công việc. Và điều này cực kỳ quan trọng khi bạn tìm kiếm việc làm. Ngày nay, nhà tuyển dụng muốn biết nhiều hơn về ứng viên, không chỉ là trình độ học vấn, quá trình làm việc và các kỹ năng kỹ thuật. Họ cũng quan tâm đến tài năng và khả năng — những phẩm chất độc đáo khiến bạn khác biệt với những ứng viên khác. Vì thế, bạn phải biết cách tiếp thị cho chính mình.

Các bước xác định thương hiệu cá nhân

1. Lập danh sách các công việc, vai trò đã đảm nhiệm. Đánh giá các vị trí mà bạn đã làm tốt nhất, viết ra những kỹ năng đáng chú ý nhất trong quá trình làm việc tại đó.

2. Viết ra các từ mô tả tốt nhất về bạn. Nếu gặp khó khăn, thử hỏi những đồng nghiệp đã gắn bó với bạn: các sếp, đồng nghiệp cũ và đồng nghiệp hiện tại.

3. Khám phá lại các thành tích mà bạn từng được ghi nhận: thưởng doanh số, nhân viên xuất sắc, thành viên tích cực...

4. Kết hợp tất cả các danh sách, nhìn lại một cách tổng quan và nhóm thành các hoạt động chính trong sự nghiệp. Mục tiêu là tìm ra những thông tin nổi bật nhất thể hiện các điểm mạnh của bạn. Đó chính là xương sống cho Thương hiệu cá nhân.

5. Xác định mục tiêu công việc của bạn: nấc thang tiếp theo trong sự nghiệp là gì? Bạn muốn một vị trí cao hơn hay là thay đổi hoàn toàn ngành nghề?... Đánh giá xem những nội dung đã tìm ra có hỗ trợ được mục tiêu đó không?

6. Nhìn lại một lần nữa danh sách kinh nghiệm: phân biệt giữa điều khiến bạn thích nhất ở mỗi vị trí và điều bạn mong muốn hiện tại. Bạn tỏa sáng nhất ở vai trò nào và tại sao? Bạn có muốn được biết đến với vai trò tương tự trong 5 năm tiếp theo không? Hãy cân nhắc những điều bạn muốn được mọi người biết đến nhất với tư cách là một người làm việc chuyên nghiệp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây