Ví dụ như bối cảnh gia đình, những người họ từng gặp, những điều này đều có thể được gọi là nhân tố bên ngoài. Nếu có xuất phát điểm tốt, gặp được người tốt, thì không thể phủ nhận rằng chúng ta càng dễ dàng đứng ở vị trí cao hơn người.
Nhưng ảnh hưởng đến cuộc đời và địa vị của chúng ta nhiều nhất vẫn là những nguyên nhân đến từ bên trong.
Nói một cách rõ ràng, một người có trở nên tốt đẹp hay không, là rồng hay là sâu bọ, là tốt hay xấu, quyền quyết định nằm ở trong tay chúng ta.
Một người có trở nên tốt đẹp hay không, bao giờ cũng có nguyên nhân, mà chủ yếu không ngoài 6 nguyên nhân sau, hy vọng bài viết này có thể gợi ý cho bạn:
1. Thói quen làm việc trì hoãn, khả năng thực hiện kế hoạch kém
Dù kế hoạch có hoàn mỹ thế nào, nếu như vẫn mãi bị trì hoãn không làm, không thực hiện, như vậy kế hoạch này chẳng khác nào một kế hoạch rách nát, không có chút tác dụng nào.
Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến nhiều người không thể trở nên tốt đẹp hơn, đó chính là thói quen làm việc trì hoãn, khả năng thực hiện kế hoạch quá kém.
Đáng nhắc đến chính là, những chuyện mà chúng ta chậm chạp trì hoãn không chịu hoàn thành, cơ bản đều là những chuyện chính đáng, là những chuyện có ích đối với sự nghiệp của chúng ta và giúp chúng ta tiến về phía trước
Ví dụ, có nhiều người đều từng nghĩ đến chuyện giảm cân, sau đó lập tức hạ quyết tâm, nhưng phần lớn thời gian đều chỉ dừng lại ở giai đoạn suy nghĩ và chờ đợi mà thôi, luôn đem kế hoạch giảm cân để qua ngày mai.
Chẳng hạn như, cũng nhiều người lên kế hoạch ngủ sớm dậy sớm, nhưng lúc nào cũng quen chơi điện thoại tới 1 2 giờ sáng, mỗi ngày đều hối hận, nhưng rồi cứ lặp lại từ ngày này qua ngày khác.
Chuyện nên làm, lại chậm chạp không làm, chuyện không nên làm, lại không chịu sửa đổi, đây chính là một trong những nguyên nhân khiến 1 người vì sao mãi không thể tốt đẹp hơn được.
2. Làm việc không đủ kiên nhẫn, không đủ tập trung
Nguyên nhân thứ 2 khiến một người không thể trở nên tốt hơn, chính là làm việc lúc nào cũng không đủ kiên nhẫn, không thể kiên trì làm tốt một việc, cũng không đủ tập trung.
Rất nhiều người giống như con ruồi mất đầu, và phần lớn các quyết định của họ đều hơi bốc đồng, mù quáng và cũng dễ dàng từ bỏ.
Nghe người khác nói rằng bán hàng có thể kiếm tiền, làm được vài tháng phát hiện rằng thật ra không phải như vậy, liền bỏ cuộc không làm tiếp. Nghe người khác nói rằng làm chuyển phát nhanh có thể kiếm tiền, liền chạy đi làm chuyển phát nhanh.
Trên thực tế, rất nhiều chuyện đều cần có 1 quá trình, bạn muốn có được kết quả tốt, nhất định phải trải qua những chuyện tệ hại, cũng như cần có thời gian để lắng đọng và tích lũy.
Việc gì cũng đụng tay đụng chân, không dốc lòng kiên trì vì 1 việc, là rất khó để đứng vững
Trên con đường trưởng thành của bản thân tôi, thật ra cũng là như thế.
Có người kiên trì đọc sách vài ngày, khi phát hiện không có tác dụng thì sẽ không tiếp tục kiên trì nữa. Cũng có người kiên trì tập thể dục 1 tháng, phát hiện hiệu quả không như ý, thậm chí còn không bằng lúc không tập, liền từ bỏ...
Tặng mọi người 1 câu thế này: phần lớn thất bại đều bởi vì bỏ dở giữa chừng, mà phần lớn thành công đều đạt được ở đích cuối cùng
3. Từ chối học tập và phát triển
Charlie Munger, phía đối tác của Buffett đã từng nói như thế này:
Tôi liên tục chứng kiến có nhiều người trong cuộc sống càng ngày càng trở nên tốt đẹp, bọn họ không phải là người thông minh nhất, thậm chí không phải chăm chỉ nhất, nhưng bọn họ là những cỗ máy học tập, bọn họ mỗi tối lúc đi ngủ đều thông minh hơn buổi sáng một chút.
Nguyên nhân khiến một người trở nên tốt đẹp hơn, chính là liên tục học hỏi, không ngừng phát triển.
Đối với một chuyên gia mà nói, không phát triển có nghĩa là gì?
Không phát triển, càng không thể thăng chức, tăng lương. Khi khủng hoảng ập đến, càng dễ dàng trở thành vật hy sinh, hơn nữa không hề có sức chống trả.
Ngược lại, những người không ngừng cải thiện và phát triển bản thân tại nơi làm việc, bọn họ thường có thể đi được rất xa, đứng ở nơi rất cao, gặt hái được rất nhiều.
4. Luôn kiếm cớ, không tự tìm nguyên nhân ở bản thân
Nguyên nhân thứ 4 khiến một người có trở nên tốt đẹp hay không, chính là khi gặp phải vấn đề, lại có thói quen tìm đủ loại lý do để biện hộ cho chính mình, mà không biết suy nghĩ lại, tìm nguyên nhân ở bản thân.
Nhìn thấy người khác so với bản thân tốt đẹp hơn, nhưng không nghĩ tại sao người khác lại được như thế, mà chỉ cố chấp cho rằng bọn họ sở dĩ xuất sắc như vậy, không phải là vận may tốt, thì chính là sau lưng có quan hệ.
Tóm lại, đều là vì không muốn thừa nhận sự xuất sắc của người khác
Trong công việc, khi gặp vấn đề, thói quen đùn đẩy, tìm đủ loại lý do để trốn tránh, chứ không phải trực tiếp đối mặt, dũng cảm gánh vác.
Một khi một người có thói quen như vậy, họ sẽ trở nên mù quáng, hẹp hòi, cố chấp, cực đoan và có thể không thể phát triển bản thân
Đồng thời, mối quan hệ giữa người với người cũng sẽ thường không đi đến đâu.
Những người thực sự ưu tú hiếm khi kiếm cớ để biện minh cho mình. Họ thường sẵn sàng nghĩ lại làm thế nào để làm tốt hơn.
Đây là sự khác biệt rất lớn giữa xuất sắc và tầm thường.
5. Không tự tin, tự giới hạn
Một số người sở dĩ không thể sống tốt hơn, thường là bởi vì không tự tin vào chính mình, cho rằng bản thân đời này cứ như thế, sớm đưa ra kết luận về cuộc đời mình.
Có lúc, chúng ta cũng sẽ bởi vì loại tâm lý này mà trở nên do dự, trở nên nhu nhược tự ti, sợ hãi bị từ chối.
Trên thực tế, tiềm lực của một người thật sự rất lớn, chỉ là bạn không khai thác hết được mà thôi.
Rất nhiều lúc, bạn không phải là không làm được, mà là bạn không làm nó, không ép buộc bản thân, không cho chính mình cơ hội.
Tôi đã trò chuyện về vấn đề này với nhiều người tương đối xuất sắc trong nhiều lĩnh vực, mọi người đều đồng ý với suy nghĩ của tôi.
Trước khi bắt đầu, bạn không thể nào biết được bản thân có thể làm tốt tới mức nào, nhưng sau khi làm rồi, sau khi ép buộc bản thân, bạn mới phát hiện việc đó cũng không khó tới vậy, bản thân cũng không yếu đuối và mong manh như vậy.
Tôi tin rằng, cho dù xuất phát điểm của bạn có như thế nào, miễn là bạn không hối hận, không cam chịu, nỗ lực nhiều hơn một chút, dám thực hiện, bạn nhất định sẽ tốt hơn hiện tại, hơn nữa là tốt hơn rất nhiều.
6. Khả năng kiềm chế cảm xúc kém, trí tuệ xúc cảm (EI) thấp
Nguyên nhân cuối cùng, tôi nghĩ nên nói một chút về khả năng kiềm chế cảm xúc, trong bài tweet ngày hôm qua tôi đã tập trung nói về chủ đề này.
Có nhiều lúc, năng lực của một người không tệ, lý lịch cũng rất tốt, điều kiện các mặt khác đều ổn, nhưng trước sau đều khó đột phá, sự nghiệp không thể rạng danh, có 1 nguyên nhân khá quan trọng, đó chính là trí tuệ xúc cảm của họ thấp.
Người có trí tuệ xúc cảm thấp, thường không thể cùng trò chuyện.
Mà 1 người không thể cùng nói chuyện, thông thường là có 2 nguyên nhân: 1 là không biết nói gì, đây là vì thiếu hiểu biết, hai là không thể khống chế cảm xúc, nói năng lung tung, đây thuộc về loại ngốc nghếch.
Tôi không đề nghị mọi người nghiên cứu làm thế nào để cư xử với người khác quá nhiều, nhưng tôi hy vọng mọi người tập trung chủ yếu vào việc phát triển và cải thiện bản thân, điều chỉnh nội hàm.
Tuy nhiên, khả năng kiềm chế cảm xúc cũng cần được phát triển, điều này quyết định cố gắng của bạn có thể được đền đáp theo hướng tích cực hay không.
Đừng để cảm xúc tồi tệ và trí tuệ xúc cảm thấp hủy hoại năng lực của bạn, thật sự không đáng.
Bài viết hôm nay có rất nhiều quan điểm tôi từng đề cập tới, sở dĩ vẫn nói lại, là vì hy vọng mọi người có thể coi trọng, có thể thường xuyên ghi nhớ trong lòng
Mỗi ngày bạn trải qua như thế nào, đồng nghĩa bạn cũng sẽ trải qua 1 đời như vậy, muốn bản thân trở nên tốt đẹp, 6 điều này nhất định đừng phạm phải.