Khi bạo lực gia đình hủy hoại tâm hồn trẻ em

Thứ ba - 14/09/2021 10:37
Nạn nhân của bạo lực gia đình không chỉ là người mẹ lầm lũi hứng chịu đau đớn, mà còn là đứa con trai chịu tổn thương tinh thần và dần bộc lộ xu hướng bạo lực với bạn bè cùng lứa.
Khi bạo lực gia đình hủy hoại tâm hồn trẻ em
Khi đòn roi đội lốt người yêu thương

Khi người cha đánh mẹ lần đầu, đứa con nép ở một góc nhà, dàn dụa nước mắt. Nhưng khi chuyện đó xảy ra thường xuyên hơn, đứa trẻ dần dần sẽ tìm đến những cách khiến nó quên đi thực tại. Nó đắm chìm trong âm nhạc, lảng tránh cảnh bi kịch trước mắt.

Nhưng điều đó không có nghĩa là đứa trẻ quên được hình ảnh bi kịch ấy. Tổn thương vô hình giày xéo tâm hồn đứa trẻ. Trong một phút nóng giận, cậu bé xô đẩy bạn với thái độ hằn học. Ánh mắt hung hăng ấy gợi nhớ đến bố đứa trẻ, như một "vòng lặp" nghiệt ngã của bạo lực gia đình. Cứ 3 phụ nữ, sẽ có 2 người từng ít nhất một lần bị bạo hành về thể xác lẫn tinh thần, tức chiếm 63% số phụ nữ ở Việt Nam. Đó là số liệu của Báo cáo Điều tra quốc gia về bạo hành đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019.

Theo báo cáo trên, có đến một nửa phụ nữ bị bạo hành chưa bao giờ kể với bất kỳ ai. 90,4% bị bạo hành thể xác, tình dục bởi chồng, bạn tình nhưng không tìm kiếm bất kỳ sự hỗ trợ nào từ các cơ quan chức năng. Đáng buồn hơn nữa, có đến 61,4% trẻ em từ 5-12 tuổi từng phải chứng kiến nạn bạo hành diễn ra ngay trước mắt mình, trong chính ngôi nhà của mình. Các em có nguy cơ cao phải đối mặt với các vấn đề hành vi khi trưởng thành. Những vết sẹo về mặt cảm xúc từ thuở ấu thơ có thể dẫn đến sang chấn tâm lý (PTSD) nghiêm trọng nếu không được hàn gắn.

Vòng lặp bạo hành nghiệt ngã

Chính trong báo cáo, đã có số liệu cho thấy bạo hành là hành vi có tiếp thu. Trên thực tế, nhiều người chồng vũ phu cũng từng là nạn nhân của bạo hành khi còn nhỏ hoặc chứng kiến mẹ hứng chịu những trận lôi đình từ chính cha mình. "Hơn ai hết, một đứa trẻ được nuôi dạy trong môi trường gia đình lành mạnh là nền tảng để phát triển đời sống tinh thần một cách trọn vẹn nhất. Có như vậy, xã hội sẽ bớt đi hình ảnh những em gái lớn lên dễ chấp nhận bạo hành như một phương thức hành xử bình thường, còn các em trai cho rằng 'bạo hành là phương thức giao tiếp hiệu quả'".

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây