CÔNG TY TNHH LUẬT DÂN TRÍ - TƯ VẤN HÔN NHÂN - THỦ TỤC ĐẤT ĐAI - THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - TRANH CHẤP DÂN SỰ - HÌNH SỰ - BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU - LAO ĐỘNG - THỪA KẾ - Luật sư pháp lý - Tư vấn pháp lý - Tư vấn và làm thủ tục đất đai - Thành lập doanh nghiệp - HìLuật sư pháp lý - Tư vấn pháp lý - Tư vấn và làm thủ tục đất đai - Thành lập doanh nghiệp - Hình sự - Hôn nhân
Kiểm soát tốt cái miệng, không hóng chuyện, không đàm tiếu
Thứ năm - 31/12/2020 16:47
Ngôn ngữ là một bản năng của chúng ta nhưng để sử dụng thành thạo thì đó còn tùy vào mức độ uyên thâm của mỗi người. Đừng ngồi lê đôi mách, đừng nói những điều tổn thương, biết kiềm chế bản thân và đừng nói quá nhiều, đó mới là người thông minh.
Có câu: Họa từ miệng mà ra. Ắt hẳn không ít người đã từng rất đau khổ vì cái tội ăn nói không đúng mực. Chúng ta vẫn thường nói rằng con người ta nên giữ tâm bình lặng khi ở một mình và giữ miệng khi sống tập thể. Nhưng trong cuộc sống này, con người ta dành phần lớn thời gian để di xã giao, tạo mối quan hệ thay vì nhốt mình trong 4 bức tường để tịnh tâm. Nên, người thông minh thường biết cách kiểm soát tốt cái miệng của mình và sẽ không bao giờ nói 3 điều không phù hợp sau đây.
1, Không nên đàm tiếu về người khác:
Một số người ngộ lắm, khi rảnh rỗi thì họ lại thích nói chuyện phiếm nhưng nói chuyện phiếm thường là nguồn cơn dẫn đến mọi rắc rối. Cũng giống như Tuyết, đồng nghiệp cũ của tôi, người đã bị sa thải vì chị ấy thích buôn chuyện.
Tuyết là trợ lý của sếp, do tính chất công việc nên khi sếp vừa đưa ra quyết định gì thì chị là người biết đầu tiên, dù chưa được phép công bố rộng rãi nhưng chị đã loan tin cho cả công ty biết hết cả. Có lúc, sếp định sa thải một nhân viên nhưng vẫn đang cân nhắc và ban giám đốc công ty vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng, chị ấy đã tiết lộ tin tức cho đồng nghiệp đó và bày tỏ ý kiến của mình. Kết quả là đồng nghiệp đến phòng sếp và hỏi cho ra lẽ, nhưng ngặt nỗi hôm đó khách hàng lớn của công ty cũng đang có mặt ở phòng làm việc của sếp và điều này làm ban giám đốc không biết chui đâu trốn để đỡ xấu hổ.
Chị Tuyết luôn miệng nói chuyện phiếm sau lưng sếp dù nhiều lần bị cảnh cáo nhưng chứng nào tật nấy, cuối cùng sếp cũng không chịu nổi và sa thải chị. Chị cảm thấy rất đau khổ khi bị đuổi việc, dù chị ấy không có lỗi lớn trong công việc nhưng làm sao chị ấy có thể mất việc chỉ vì một vài câu nói cho vui miệng cơ chứ? Tuy nhiên chị ấy đã sai, vì những gì chị nói cho người khác nghe không thể rút lại được nữa rồi và còn gây ra hậu quả nghiêm trọng cho công ty.
2, Đừng nói bất cứ điều gì làm tổn thương người khác
Từ nhỏ đến lớn, tôi đã từng nghe nhiều câu mỉa mai rồi nhưng có một câu nói sau đây khiến tôi không bao giờ quên được. Đó là vào dịp Tết Nguyên Đán, họ hàng tôi quây quần bên nhau nhưng không phải để vui tết, chia sẻ mà để hỏi chuyện cháu mình là chính. Nói một hồi cả đại gia đình lại trở về chuyện điểm số của bọn trẻ và kết quả học tập của chúng ở trường.
Đột nhiên, chú tôi chuyển sự chú ý của mình sang tôi và hỏi tôi có được nhận giấy khen hay không, tôi nói không có, vì vậy ông ấy đã nói với tôi rằng: "Đứa nhỏ này, thoạt nhìn không phải dân chăm học gì cả, chắc học hành lời phời, sau này chắc không làm được vì đâu". Dù ông ấy nói đùa, nhưng ngồi giữa đám đông khiến tôi xấu hổ.
Những người khác tiếp tục nói và cười, nhưng tôi không còn ý định tham gia vào cuộc trò chuyện mang tính mỉa mai này nữa. Mỗi lần nghĩ lại, tôi vẫn thấy đau lòng. Nếu bạn vô tình hay cố ý làm tổn thương ai đó, bạn không thể nhìn thấy nó đâu, nhưng tổn thương mà nó gây ra có thể rất sâu và lâu dài trong trái tim của người khác đấy.
3, Đừng cố nói nhiều trước mặt người khác
Chúng ta thường nói rằng việc không thể làm quá cầu toàn và nói chuyện thì đừng nói quá nhiều. Cách đây một thời gian, một người bạn của tôi là đội trưởng bộ phận bán hàng đã nói với tôi rằng sẽ phá vỡ kỉ lục bán hàng của một nhân viên kì cựu nhất và đạt huy chương vàng của công ty, anh tự tin vào khả năng của mình.
Công ty của họ có quy định rằng nếu đội bán hàng nào là quán quân bán hàng trong 4 quý liên tiếp sẽ được thưởng 400 triệu đồng. Đội của anh ấy đã giành chức vô địch trong ba quý liên tiếp, và đến quý này, thành tích bán hàng của đội anh vẫn hơn đội xếp vị trí thứ hai khoảng 50 triệu đồng. Vì vậy, anh ấy tự tin rằng đội của họ chắc chắn sẽ nhận được tiền thưởng, nếu không đạt được, anh ấy sẽ phát cho mọi người số tiền tương đương của sếp.
Tưởng chắc chắn thắng, nhưng không ngờ mấy ngày cuối tháng, đội đứng thứ hai lại nhận được mấy đơn hàng lớn, vượt mặt cả đội của anh. Thấy tiền thưởng đã vụt mất, anh ta hoảng sợ, còn các thành viên trong nhóm trêu chọc anh ta rằng: "Không thành vấn đề, tuy không được thưởng của công ty nhưng ít nhất cũng có thể nhận được tiền thưởng của đội trưởng chúng ta!". Những gì các đồng đội nói khiến anh ấy xấu hổ, nhưng những lời đã nói ra rồi, nếu không đưa ra thì có vẻ quá trơ trẽn. Cuối cùng anh ta thương lượng dẫn cả đội đi ăn một bữa ra trò và mọi người đều chấp nhận.
Ngôn ngữ là một bản năng của chúng ta. Nhưng để sử dụng thành thạo thì đó còn tùy vào mức độ uyên thâm của mỗi người. Đừng ngồi lê đôi mách, đừng nói những điều tổn thương, biết kiềm chế bản thân và đừng nói quá nhiều, đó mới là người thông minh.
Hiện nay, có nhiều người dù đã có gia đình riêng, nhưng vẫn "cặp bồ", nhiều người bị đánh ghen, bôi xấu trên mạng xã hội, song tình trạng này vẫn diễn...
Theo Bộ Công an, nếu người nào sử dụng số tiền do người khác chuyển nhầm có thể bị phạt hành chính đến 5 triệu đồng hoặc có thể bị xử lý hình sự với...