Mình đau khổ tự mình thấu hiểu, than vãn với người khác chỉ chuốc sự coi thường

Thứ ba - 24/11/2020 11:28
Nước mắt của mình tự mình lau, thân mình đau khổ tự mình chịu vẫn cứ là tốt nhất. Coi nhẹ, mạnh mẽ, buông bỏ mới là bản lĩnh của người trầm ổn!
Mình đau khổ tự mình thấu hiểu, than vãn với người khác chỉ chuốc sự coi thường
Có một cặp vợ chồng nọ đã kết hôn được 12 năm và mãi mới sinh được một cậu con trai cầu tự. Đối với họ, đứa trẻ chíh là bảo vật, vô cùng quý giá. Cả nhà sống hạnh phúc vui vẻ, tuy nhiên một tai họa bất ngờ ập đến gia đình nhỏ của họ.

Một buổi sáng sớm khi con trai lên hai, người chồng đi làm thì trông thấy một lọ thuốc mở nắp trên bàn. Vì vội công việc nên anh không cất lọ thuốc đi nhưng cũng lớn tiếng dặn vợ: "Nhớ cất chai thuốc đi đừng để con nghịch nhé". Rồi anh vội vã đi làm.

Người vợ bận rộn trong nhà bếp nên đã quên mất lời dặn dò của chồng.

Cậu bé đang chơi trong phòng khách một mình, nhìn thấy chiếc lọ có màu sắc sặc sỡ nên đã trèo lên bàn, với lấy cái chai và uống sạch thuốc trong chai. Thuốc này có thể gây chất người, dù là người lớn cũng chỉ có thể dùng một lượng nhỏ. Mặc dù người vợ nhanh chóng đưa con trai đi cấp cứu nhưng vẫn không giữ được mệnh của đứa trẻ.

Đối với biến cố như vậy, người vợ sợ ngây người, con trai bỗng chốc tử vong chỉ bởi một chút bất cẩn. Cô ấy đau đớn đến độ không muốn sống, không biết nên phải đối mặt với chuyện này như thế nào.

Bạn nghĩ người chồng sẽ hành xử ra sao trong tình huống này:

Tình huống 1: Người chồng vội vã đến bệnh viện, nhìn thấy con trai thân thể nhợt nhạt, lạnh băng, vừa đau lòng vừa tức giận hét vào mặt vợ: "Tôi đã bảo cô cất thuốc rồi, làm sao chuyện này xảy ra chứ. Cô hại con trai chết rồi!"

Tình huống 2: Người chồng chạy đến bệnh viện trong lòng đau đớn. Vừa đánh vừa mắng vợ: "Thấy thuốc trên bàn rồi sao không cất đi, con trai và việc nhà cái nào quan trọng hơn?

Và đây là cảnh thực tế: Nghe được tin dữ, người chồng chạy tới bệnh viện, trong lòng anh vô cùng sầu khổ thương tâm. Buổi sáng còn thấy con trai khỏe mạnh vui vẻ giờ thân xác đã héo tàn lạnh như băng. Nhưng anh đã không nói gì, đến chỗ vợ và ôm cô vào lòng nói: "Anh yêu em. Có anh ở đây rồi".

Trưởng thành là gì

Ở một góc độ nào đó, trưởng thành là với những điều bạn muốn mà không đạt được, bạn vẫn có thể chấp nhận. Với những điều bạn sợ, bạn vẫn có thể đối mặt. Đối với những điều bạn ghét, bạn vẫn có thể chịu đựng.

Trưởng thành là coi nhẹ

Trưởng thành không có nghĩa là trái tim già nua, mà là coi nhẹ, đối đãi với sự việc một cách trầm ổn.

Một người sống trầm tĩnh, không phải bản thân người đó yếu nhược, không có năng lực, mà đó là trạng thái của một người thấu hiểu nhân sinh, xem nhẹ được mất, không màng thắng thua với những việc không đáng, điều còn lại với họ chính là trí tuệ thông suốt.

Khi chúng ta còn trẻ thì thường hay thích tranh giành thắng thua với người khác, đặc biệt thích thể hiện cách nhìn của bản thân với mọi người. Tuy nhiên thời gian qua đi, chúng ta trưởng thành hơn, dần dần phát hiện bản thân ngày càng thích trầm tĩnh. Không còn cái cảm giác thích tranh giành hơn thua, đúng sai với người khác nữa, chúng ta đã hiểu ra được một điều: mỗi người đều có cách nghĩ riêng, có hoàn cảnh và góc độ riêng của mình, không ai giống ai, cho nên đối với cùng một sự việc cũng có cách nhìn khác nhau.

Cuộc sống phức tạp, áp lực càng nhiều, không nhất thiết phải cưỡng cầu bản thân đi lấy lòng, mua vui cho một ai đó. Nhân sinh có khổ sẽ có vui, có đắng cay ắt có ngọt bùi, ai làm người cũng phải đắng cay. Vậy nên thân mình khổ tự mình thấu hiểu, không cần phải tìm ai đó than khổ, than đau, nói nhiều chỉ khiến người khác coi thường. Nước mắt của mình tự mình lau, thân mình đau khổ tự mình chịu vẫn cứ là tốt nhất.

Khi bạn hiểu rõ được đạo lý này, khi đó bạn sẽ thấy rằng trầm tĩnh không phải là yếu đuối nhu nhược mà đó là trí tuệ, thể hiện sự trưởng thành của một người.

Trưởng thành là mạnh mẽ

Cầu người không bằng cầu mình, chỉ có dựa vào bản thân mới có thể chân chính giải quyết những sầu não của chính mình.

Cuộc đời lúc thuận lúc xuôi, đó là điều chúng ta phải chấp nhận. Hãy làm một người có nội tâm mạnh mẽ, có thể đối xử với người với việc một cách bình thản chứ không phải người tuyệt vọng trong cuộc sống.

Chúng ta thường so sánh mình với người khác. Thấy người hơn mình thì có cảm giác kém cỏi, ghen tỵ, hơn được người khác thì dương dương tự đắc. Thật ra mỗi người có một số mệnh, một con đường đời, không ai giống ai và đó mới là sự phong phú của cuộc sống.

Trưởng thành là buông bỏ

Ta luôn có hai sự lựa chọn, chọn “giữ lấy” hay chọn “buông tay”, nhưng cũng lại luôn khát vọng có được thứ mình muốn, dù có nhiều khi sự lựa chọn ấy mang đến thật nhiều đau khổ. Ta cũng thường quên mất rằng mình vẫn còn một sự lựa chọn khác nữa.

Khi ta hiểu được ý nghĩa chân chính của hai chữ "buông bỏ", cũng là lúc ngộ được ý nghĩa tuyệt hảo của câu mà cổ nhân thường hay nói: "Thất chi đông ngung, thu chi tang du". Đông ngung là chỉ nơi mặt trời mọc, còn tang du là chỉ lúc mặt trời lặn, câu này có thể hiểu đại ý là: mất bên đông, được bên tây, tuy mất cái này nhưng lại được cái khác. Nhìn rộng ra, thất bại ở một phương diện nào đó cuối cùng lại là thành tựu ở một điểm khác. Chỉ là ta nhất thời chưa thấy được mà thôi.

Hiểu được ý nghĩa chân chính của buông bỏ là lúc ta học được cách bình tâm mà quan sát sự việc, cảm nhận được vẻ đẹp rộng lớn của thế giới này. Đó chính là lúc ta lĩnh hội được một nội tâm bình lặng như nước, hiểu được ý nghĩa hai chữ "hạnh phúc" mà ta vẫn hằng truy cầu.

Trưởng thành là thực tế hơn, và cũng là lý trí hơn. Học cách là chính mình và buông bỏ những thứ không thuộc về mình. Nếu nắm giữ trong lòng cảm thấy mệt mỏi như vậy, chi bằng hãy nở một nụ cười và buông bỏ đi!

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây