Phải biết vị trí của mình, không sợ đóng vai nhỏ, mới có khả năng để đóng vai lớn. Câu nói này rất có ích với người trẻ, đặc biệt là những người trẻ mới ra trường, những người vẫn còn rất hiếu thắng, không biết định vị bản thân, vì yêu cầu quá cao, vội vã muốn thành công.
Thế nào là "biết vị trí của mình"?
Ý muốn nói phải biết rõ bản thân, biết mình mấy cân mấy lạng, biết mình hiện tại đang ở tầng nào. Theo quan sát của cá nhân người viết, những người trẻ sau khi bước vào nơi làm việc, có hai kiểu tâm lý độc hại vô cùng phổ biến, một là thường xuyên cảm thấy cấp trên bất công với mình, và cái còn lại là đố kị với người khác.
Đây đều là những biến thể của tâm lý "so sánh", vì không biết vị trí của mình ở đâu, vì không nhận thức rõ được thực tế, nên mới có những cái nhìn sai lệch về người khác và cả chính mình. Rõ ràng năng lực bình thường, cống hiến không lớn, lại còn là người mới, là vai nhỏ, nhưng lại so sánh mình với người có nhiều công lao lớn, cho rằng mình và người ta đều là "vai lớn". Thấy người ta cầm nhiều tiền là không thoải mái, nghĩ công ty không công bằng, đố kị người khác mạnh hơn mình. Kiểu tâm lý lệch lạc này, nếu không điều chỉnh, tổn hại chỉ có thể là bản thân và cả công việc.
Công tác tư tưởng trong công việc là một việc rất quan trọng của một nhà quản lý, mấu chốt nằm ở hai điều, một là thái đô phải đúng, phải biết lấy dạ quân tử đo lòng quân tử, đổi lập trường suy nghĩ, thứ hai là phương pháp phải đúng, phải có sự trao đổi giữa các cá nhân, phát hiện vấn đề, giải quyết mâu thuẫn tức thời. Muốn xây dựng tâm lý lành mạnh cho nhân viên, bản thân người quản lý phải có một tâm lý lành mạnh trước.
Thực hành là cơ sở để nâng cao trình độ, nó kiểm tra những khuyết điểm của bạn, chỉ khi chúng lộ ra, bạn mới tiến bộ. Thực hành, rồi lại thực hành, đây là điều vô cùng quan trọng với người trẻ. Chỉ sau khi thực hành, bạn mới quy nạp tổng kết và ngộ ra được lý thuyết, mới được cải thiện và nâng cao.
Trong đầu chứa đựng nhiều tri thức cũng chẳng có gì to tát, khó là khó ở chỗ có biết lấy ra dùng hay không.
Dẫu sao thì bạn cũng đang sống trong một xã hội chỉ nhìn kết quả. Doanh nghiệp không phải trường học, đây là một tổ chức thương mại mang tính lợi ích, nó chỉ xem xét cống hiến của bạn là lớn hay nhỏ, không quan tâm bạn có bao nhiêu tri thức trong đầu. Sống ở đời, phải học cách đưa ra những hành vi khác nhau ở trong những khoảng thời gian, những giai đoạn khác nhau, "làm điều đúng đắn vào thời điểm thích hợp", đây mới là người thông minh.
Những người từng là cộng sự với ông, "có người sống bình bình, có người nuôi chí lớn, nhưng dù thế nào đi nữa, bạn cần hiểu một điều rằng, trước khi trở thành một nhân vật lớn, bạn phải là một người biết theo đuổi. Vì vậy, không chỉ ở nơi làm việc, con người, nếu muốn trở nên mạnh mẽ hơn, cần phải có một quá trình để rèn luyện nên bản lĩnh. Quá trình có thể được rút ngắn, nhưng tuyệt đối không thể bỏ.
Một binh lính không muốn làm tướng thì không phải là một binh lính tốt; một tướng quân mà không làm tốt nhiệm vụ của một binh lính, đó không phải là một tướng quân tốt. Trước khi trở thành tướng quân, bạn phải làm tốt cái vai nhỏ là một binh lính của mình.
Thực ra, lớn nhỏ chỉ là tương đối, vai nhỏ cũng có sự bình phàm và hạnh phúc của vai nhỏ, vai lớn cũng có những mạo hiểm và trách nhiệm của vai lớn, tất cả còn phụ thuộc xem bạn muốn sống một cuộc sống ra sao. Cổ nhân nói rất đúng, "có công mài sắt, có ngày nên kim", bất cứ một việc gì, sự mài dũa rèn luyện là điều không bao giờ có thể thiếu. Ở một vị trí bình thường, nhưng có thể cho ra hiệu quả công việc hoàn hảo, đó cũng là vĩ đại. Làm việc cấm kị nóng vội, đừng quá vội vàng, từng bước từng bước một, từng bậc từng bậc một, chậm chính là nhanh, đi vững đi chắc mới đi được xa.