Người ưu tú, sớm đã từ bỏ 3 thứ: Sĩ diện, tức giận, sự chây ì

Thứ năm - 22/10/2020 15:20
Có một câu hỏi trong một cuốn sách rằng: “Bạn biết cách nào để khiến bản thân trở nên mạnh mẽ, ưu tú hơn không?” Đáp: Học cách buông bỏ 3 thứ: sĩ diện, sự tức giận và sự chây ì.
Người ưu tú, sớm đã từ bỏ 3 thứ: Sĩ diện, tức giận, sự chây ì
1-Buông bỏ sĩ diện

 

 
Khi bạn bỏ cái sĩ diện của mình xuống để đi kiếm tiền, là khi đó bạn đã trở thành một người hiểu chuyện. Khi bạn dùng tiền để kiếm lại thể diện, nghĩa là bạn đã thành công. Khi bạn dùng thể diện đi kiếm tiền, khi đó bạn đã là một nhân vật tầm cỡ.
 
Còn nếu bạn vẫn đang dậm chân tại chỗ, ăn chơi hưởng lạc, bốc phét, chém gió, cái gì cũng tỏ ra là ta biết trong khi chẳng biết cái gì, chỉ chăm chăm giữ sĩ diện, vậy thì cả đời bạn cũng sẽ chỉ đến thế mà thôi! Quả đúng là như vậy. "Sĩ diện" là thường thái, có câu "trời lớn đất lớn sĩ diện lớn nhất". Theo nghiên cứu của tâm lý học, thực ra, bản chất của sĩ diện chính là cảm xúc xấu hổ sợ thất bại.
 
Càng là người ở dưới thấp, càng để ý tới sĩ diện, càng luôn muốn bảo vệ tôn nghiêm và con tim mỏng manh của bản thân; trong khi người tài giỏi, họ nhìn xa, biết cách buông bỏ sĩ diện đúng lúc, họ chú trọng bồi dưỡng cho cái tâm hồn bên trong, nâng cao thực lực, trở nên mạnh mẽ, ưu tú hơn. Nói về buông bỏ sĩ diện, có lẽ không thể không nhắc tới câu chuyện Lưu Bị 3 lần "mặt dày" tới tìm Gia Cát Lượng.
 
Lưu Bị vì muốn mời Gia Cát Lượng xuống núi phò trợ cho mình mà đã 3 lần buông bỏ sĩ diện của một người đứng đầu, đích thân tới tìm Khổng Minh, thậm chí ở lần thứ 3, khi nghe nó Ngọa Long đang ngủ trưa, Lưu Bị thà là đứng ngoài đợi Khổng Minh thức dậy chứ không vào đánh thức ngay. Cuối cùng, thành ý của ông cũng được đền đáp, và sau đó mới có Lưu Bị làm chủ được 1/3 thiên hạ lúc bấy giờ.
 
Một ví dụ khác. Hàn Tín, thường gọi theo tước hiệu là Hoài Âm hầu, là một danh tướng bách chiến bách thắng, thiên hạ vô địch, được Hán Cao Tổ Lưu Bang ca ngợi là "Nắm trong tay trăm vạn quân đã đánh là thắng, tiến công là ta không bằng Hoài Âm hầu" thời Hán Sở tranh hùng, Trung Quốc. Hàn Tín từ nhỏ đã mất ba mẹ, sống dựa vào nghề đánh cá, thường bị một vị phu nhân sai bảo, bị người xung quanh ức hiếp, coi thường.
 
Một lần, có một đám người nọ xỉ nhục Hàn Tín. Có một tên đồ tể nói với Hàn Tín rằng: Tuy ngươi cao to, thích mang theo kiếm nhưng thực ra người là một kẻ nhát gan. Có bản lĩnh thì người thử dùng kiếm đâm ta xem? Nếu không dám, vậy thì hãy chui qua háng ta.
 
Hàn Tín tự biết mình đơn độc, chắc chắn sẽ chịu thiệt thòi. Vì vậy, trước mặt rất nhiều người, Hàn Tín chui qua háng của tên đồ tể ấy. Hàn Tín tự tay vứt bỏ sĩ diện của một nam tử hán trước sự chê cười, trào phúng của người khác. Nhưng cũng nhờ vậy mà Hàn Tín qua được một kiếp nạn, sau này dần dần bái tướng phong hầu, từng bước bước lên đỉnh cao của cuộc đời.
 
Tương truyền rằng, Hán Tín sau khi đại phú đại quý đã quay lại tìm người đồ tể năm xưa, người đồ tể tưởng Hàn Tín quay lại báo thù mình, không ngờ rằng Hàn Tín lại thiện đãi hắn, đồng thời phong hắn làm hộ vệ tướng quân, và còn nói với tên đồ tể rằng: "Nếu không có sự việc năm đó, sẽ không thể có Hàn Tín ta ngày hôm nay." Tự cổ chí kim, anh hùng hào kiệt luôn là người "biết co biết duỗi", và cũng chính vì vậy mà cuối cùng thành được đại sự.
 
Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống, lại có rất nhiều người bị giới hạn bởi sĩ diện của mình, không thể thả lỏng bản thân rồi nỗ lực phấn đấu không ngừng, vì vậy mà cũng khó hiện thực được mục tiêu. Người có thể nên được việc lớn đều hiểu được rằng, buông bỏ sĩ diện, bồi dưỡng tâm hồn bên trong, mới là điều nên làm. Bởi lẽ con người, không sống trong sĩ diện của mình, hay sống trong đánh giá của người khác, mà sống với thực tế và tự tại.
 
2. Buông bỏ sự nóng giận
 
Có câu: "Tiêu nhân vô thác, quân tử thường quá." Ý muốn nói, tiểu nhân thì luôn cho rằng mình không bao giờ sai, quân tử lại thường tự suy ngẫm về những sai lầm của mình, rồi bắt đầu tìm nguyên nhân từ bản thân trước tiên.
 
Người chỉ bới tìm nguyên nhân từ người khác, không chỉ không thể giải quyết vấn đề ổn thỏa mà còn khiến các mối quan hệ xã giao trở nên xấu đi; ngược lại, phàm là người biết tìm nguyên nhân từ chính mình trước, không chỉ có thể kịp thời nhận ra thiếu sót của mình, mà đồng thời cũng là đang đặt ra những yêu cầu nghiêm khắc với bản thân hơn, thúc đẩy bản thân trở nên ưu tú hơn.
 
Có một câu chuyện như này:
 
Một người cha ở công ty bị lãnh đạo phê bình, trong lòng anh rất bực tức, tan làm về nhà, trông thấy con trai đang nhảy tưng tưng trên ghế sofa, anh ta tức giận mắng con trai một trận. Con trai bỗng dưng bị mắng, thấy tủi thân, cậu bé liền "giận cá chém thớt" đá con mèo ở bên cạnh một phát. Con mèo bị dọa sợ chạy ra ngoài, vừa hay gặp phải một chiếc xe đang đi với tốc độ nhanh, người lái xe trông thấy liền nhanh chóng bẻ lái, khiến một cậu bé đang đi bên đường bị thương…
 
Đây chính là "hiệu ứng đá mèo" trong tâm lý học, nó miêu tả vòng luẩn quẩn do sự lan tỏa mà những cảm xúc tiêu cực gây ra. Người hay nóng giận có thói quen "trút giận" lên người khác, họ cố gắng chuyển hướng những lỗi lầm của bản thân thông qua phương pháp này, nhưng trên thực tế, kết quả thường lại đi ngược lại.
 
Mạnh Tử nói, nếu hành động không đạt được hiệu quả như kì vọng, vậy thì nên tự ngẫm lại bản thân, tìm nguyên nhân từ mình, đừng có than trời oán người. Khi chúng ta dám đối mặt với chính mình, biết cách tự xem xét lại bản thân, sẵn sàng thay đổi nếu làm sai, chúng ta sẽ có được dũng khí vượt qua chính mình, đồng thời cũng có thể cầm lái được quỹ đạo cuộc đời, ngày một tiến gần hơn tới thành công.
 
3. Buông bỏ sự chây ì
 
Trong bản tính của con người, ít nhiều gì cũng tồn tại sự lười biếng, thích "há miệng chờ sung", thích an nhàn, rảnh rỗi, đây là điều hết sức bình thường. Mặc dù đó là bản tính, nhưng một người nếu muốn phát triển, nếu muốn trở nên ưu tú hơn, bắt buộc phải ép mình đi ra khỏi khu vực an toàn của chính mình.
 
Trên thế gian này, bất cứ một chuyện vĩ đại nào, cũng đều là kết quả của sự lăn lội, của sự bận rộn, quăng quật bản thân trong sự không thoải mái, ngoài vùng an toàn, đây chính là thực tế xã hội. Thay đổi bản thân, bước ra khỏi vùng an toàn, nhất định sẽ đau, sẽ vất vả, sẽ khó khăn, nhưng cái đau tạm thời này lại vô cùng có giá trị và ý nghĩa; cứ nhốt mình trong vùng an toàn, không dám bước ra ngoài, thứ chờ đợi bạn cũng chỉ có thể là một đời tầm thường. Phương pháp tốt nhất để ra khỏi vùng an toàn đó là dứt khoát khắc phục bỏ đi tình ì, tính lười. Ý tưởng có tuyệt vời tới đâu, nếu muốn thành công, phải hành động.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây