Muốn nuôi chí lớn, trước hết phải biết bao dung cha mẹ!
Một con người nếu không biết hiếu thảo với cha mẹ thì khó lòng thành đạt, vì ơn nghĩa hai đấng sinh thành mình còn chối bỏ, thử hỏi người đó có bao giờ sống tốt với mọi người được không. Đối với cha mẹ mà mình còn làm ngơ không chút thương xót, không biết hiếu nghĩa, hiếu kính, hiếu hạnh, hiếu tâm; một người như thế thì việc ác nào cũng có thể làm, nếu vậy làm sao họ có tâm giúp người, cứu vật mà làm lành lánh dữ.
Một con người không có những chất liệu của tình thương yêu chân thật nếu có sống cũng chẳng giúp ích gì được cho ai, ngược lại còn làm tổn hại cho nhân loại.Một người con hiếu kính thì sẽ ăn nên làm ra, công thành danh toại, kẻ bất hiếu thì ít khi làm nên sự nghiệp. Đa số người con bất hiếu đều dính vào vòng tệ nạn xã hội, cha mẹ mà còn không biết ơn nghĩa, thử hỏi làm sao mở rộng tấm lòng giúp đỡ người xung quanh. Do đó, người con bất hiếu luôn thất bại trong cuộc sống và thường xuyên bị cạm bẫy cuộc đời cuốn trôi rồi sống trong đau khổ, lầm mê.
Đức hạnh mới là cốt lõi quan trọng của cuộc sống, tất cả tiền tài, danh vọng, địa vị đều chỉ là vẻ bề ngoài. Không sai chút nào khi nói “Lấy đức dày chở muôn vật”. Mỗi cha mẹ trên cuộc đời này đều có những điểm không hoàn hảo như ta muốn, không vấn đề này thì vấn đề kia tuy nhiên chắc chắn rằng phải có cha mẹ thì chúng ta mới được sinh ra và được nuôi lớn. Nhưng cũng vì vấn đề không hoàn hảo của cha mẹ đã vô tình trở thành cái cớ cho rất nhiều người con không nguyện ý hiếu thuận.
Ví dụ như có những cha mẹ tính khí không tốt, có những cha mẹ bên trọng bên không, có người vì hoàn cảnh không được đi học, nghèo khổ, quan điểm lạc hậu, không được toàn vẹn, đặc biệt là những cha mẹ đã già, thiếu minh mẫn, tính khí càng ngày càng khó chịu, ….
Dù cha mẹ có ra sao, có thế nào thì chúng ta đều phải yêu thương và chăm sóc, hiếu kính, tôn trọng họ. Một người ngay cả cha mẹ của họ họ cũng không bao dung được thì chắc chắn là kẻ tiểu nhân, lòng dạ hẹp hòi, không có phúc khí lớn. Vì cha mẹ là người sinh thành ra ta, cho ta cuộc sống này, là đối tượng đầu tiên trong tu dưỡng của ta, nơi đầu tiên mà ta học được bao dung, yêu thương.
Nếu không có phúc khí lớn, làm sao có thể làm được việc đại sự?
Vì thế mà khi các bậc hoàng đế xưa tuyển chọn quan viên đều đặt người có lòng hiếu thảo lên đầu.
Lựa trọn bạn đời cũng rất đúng theo điều này. Hãy xem người đó có lòng hiếu thảo với cha mẹ của họ hay không, có trách nhiệm với gia đình hay không. Đối với cha mẹ sinh thành đòi hỏi hay báo ân.
Ngược lại, người đến ngay cả cha mẹ họ cũng không thể bao dung thì sau này họ cũng sẽ không bao dung cho những thiếu sót của bạn. Kiểu người như thế trên đường đời nhân duyên cũng chẳng thể tốt đẹp được đến đâu.
Làm cha làm mẹ thì dù con cái của mình có như thế nào thì vẫn phải yêu thương nó, nuôi nấng, mong sao cho con cái sau này tiền đồ sáng lạn, bình an, vui vẻ và hạnh phúc. Còn nếu như những bậc làm cha làm mẹ mà không có tấm lòng bao dung cha mẹ của mình, từ đó sẽ vẽ vào chính con cái của họ những âm thanh, hình ảnh không tốt thì hỏi thử xem làm sao chúng có thể có được một tấm lòng rộng mở?
Ở cuộc đời này, không có tấm lòng rộng mở thì đâu đâu cũng là chướng ngại thì bao giờ tiền đồ mới có thể sáng lạn. Dẫn đến sau này khi con cái lớn lên, khi cha mẹ tuổi tác xế chiều cần được con cái chăm sóc, khi đó con cái sẽ so đo tính toán với cha mẹ. Làm người ở đời phải làm tròn đạo hiếu, đó là bước đầu tiên và cực kì quan trọng để thay đổi vận mệnh. Bởi vì ngay cả đến cha mẹ sinh thành ra bản thân mình còn không bao dung được thì làm sao có thể bao dung cho cả thiên hạ rộng lớn được đây?
Còn làm cha là mẹ, Nếu như muốn hướng con cái có được đường đời hạnh phúc, thuận lợi thì bản thân cần phải hiếu thuận với chính cha mẹ già. Người ôm chí lớn thì trước tiên cần phải bao dung được cha mẹ của mình, tận tâm chăm sóc cha mẹ, đó là bước đầu tiên trong việc tu tâm dưỡng tính.
Thái độ đối với cha mẹ sẽ quyết định sự may mắn của bạn trong cuộc sống
Hiếu thuận với cha mẹ là việc làm khó nhất.
Khổng Tử từng viết trong Hiếu Kinh: “Hiếu là cái gốc của đức, giáo hóa đức hạnh đều do hiếu sinh ra. Con ngồi xuống, ta nói cho con nghe. Thân thể, da tóc, là nhận được từ cha mẹ, không được hủy hoại, là khởi đầu của hiếu. Lập thân hành Đạo, lưu danh hậu thế, để rạng danh cha mẹ, là tận cùng của hiếu. Đạo Hiếu, bắt đầu bằng phụng sự cha mẹ, tiếp đến là phụng sự quân vương, cuối cùng là lập thân”. Vài lời ngắn ngủi của thánh nhân đã nói rõ bản chất, mục đích và ý nghĩa của chữ Hiếu.
Rất nhiều người coi sự bao dung của cha mẹ dành cho mình là việc hiển nhiên, nên ở trước mặt cha mẹ, họ không bao giờ khống chế cảm xúc của mình. Khi đối diện với cha mẹ, họ không biết tiết chế mà điều gì cũng nói ra, kể cả những phát tiết, tức giận hay tiêu cực. Trong khi gặp bạn bè thì luôn giữ bộ dạng lịch sự, khiêm tốn. Đối với những người thân thiết, chúng ta thường sinh ra bản năng “kén chọn”. Nhưng đừng bao giờ vì vậy mà chọn họ làm đối tượng trút giận, đây không phải điều tốt.
Lúc còn nhỏ, chúng ta tò mò về thế giới này và luôn hỏi cha mẹ đủ loại câu hỏi “Vì sao?” Bây giờ chúng ta đã lớn, hãy kiên nhẫn giúp cha mẹ hiểu được tốc độ thế giới thay đổi, và giúp họ bắt kịp với nó. Đừng luôn sử dụng lý do “không có thời gian” để từ chối họ.
Hãy thấu hiểu cho cha mẹ, và chấp nhận sự không hoàn hảo từ họ.
Tôi từng đọc qua một bài viết, người đăng hỏi rằng: “Tại sao mỗi khi cha mẹ phạm sai lầm, chúng ta thường không kiềm chế được cảm xúc và muốn trách cứ họ?” Câu trả lời khiến tôi ấn tượng nhất là: “Chúng ta tức giận với cha mẹ, không phải vì họ làm sai, mà vì tiềm thức luôn tin họ không bao giờ phạm sai, nên mới tức vì họ không nên là người sai.”
Trong quyển sách “Con đường có ít người đi”, có một cuộc nói chuyện khiến người ta rất cảm động: “Đời người thực sự rất ngắn, không dài như chúng ta tưởng, đi mãi nhưng chẳng được bao xa, vì vậy hãy đối xử tốt với những người mà chúng ta yêu thương.”
Cha mẹ chưa hề đòi hỏi công ơn sinh thành, dưỡng dục, hao tổn nửa đời vì con cái. Vậy tại sao chúng ta còn bất mãn? Hãy học cách buông bỏ những tiêu chí khắt khe đối với cha mẹ, chấp nhận khiếm khuyết của họ, thấu hiểu và bao dung cho họ hơn. Khi cha mẹ già yếu, hãy quan tâm và thương yêu họ nhiều hơn, đừng để họ mất rồi mới biết tiếc nuối.
Đối xử tử tế với cha mẹ, là việc làm suốt đời.
Hiếu thảo, chính là cái gốc của lòng nhân ái. Cha mẹ càng lớn tuổi, càng để tâm đến lời nói của con cái. Có thể chúng ta vô tình nói những lời khó nghe, nhưng nó sẽ trở thành cái gai khiến họ đau đớn trong lòng. Người càng lớn tuổi càng mẫn cảm, nên hãy cẩn thận và kiên nhẫn hơn với họ.
Nếu cha mẹ bây giờ đã 50 tuổi, cho họ có thể sống tới 90 tuổi, nhưng vì công việc 6 tháng bạn mới về thăm họ một lần. Vậy bạn còn được bao nhiêu lần để ở bên cha mẹ?
Là 80 lần!
Gặp một lần, là thời gian ít đi một lần. Nếu khi về thăm họ, chúng ta mê trò chuyện với bạn, chăm chăm chơi điện thoại, hoặc giải quyết các công việc khác, thì cơ hội gần gũi với họ sẽ càng ít hơn. Người xưa có câu: “Bất hiếu với cha mẹ thì thờ Phật cũng vô ích.” Cha mẹ là phước lành lớn nhất của mỗi người, hãy đối xử tử tế với họ, cuộc đời của bạn cũng sẽ ngày càng may mắn và tươi đẹp hơn.