Tướng mạo do tâm sinh ra

Thứ năm - 21/11/2019 13:12
Dung mạo của một người biến đổi tuỳ theo ý niệm thiện-ác trong lòng họ. Tính cách của một người đều in hằn trên nét mặt. Còn nhân phẩm thì sao? Khắc sâu trong đáy mắt…
Tướng mạo do tâm sinh ra
Gương mặt khiến người khác yêu mến là một khuôn mặt tươi cười chân thành, toát lên vẻ thân thiết và tự nhiên. Nụ cười là bông hoa đẹp nhất nở trên khuôn mặt.
 
Có câu rằng: “Nắm đấm chẳng nỡ đánh khuôn mặt cười”, bởi lẽ nét mặt tươi cười thường khiến lòng người xúc động.
 
Tính cách được viết trên khuôn mặt
 
Những người khoan hậu, khoáng đạt, đa phần mắt thanh mày tú, khuôn mặt tròn đầy, phúc hậu. Những người hẹp hòi, đố kỵ, đa phần miệng nhọn má hóp, hai chân mày nối liền nhau.
 
Những người hiền hoà thích yên tĩnh thường có gương mặt dịu dàng, lương thiện. Những người tính tình nóng nảy, tâm trạng bất ổn lại thường mang vẻ mặt dữ dằn.
 
Kẻ tiểu nhân lòng dạ bất chính thường đa nghi, thần sắc hoảng hốt. Người đơn thuần, lương thiện thường có nụ cười tràn đầy yêu thương, khiến người khác vừa nhìn đã thuận mắt, càng ngắm lại càng yêu.
 
Nhân phẩm khắc sâu nơi đáy mắt
 
Nhân phẩm tốt hay xấu đều nằm trong đôi mắt, bởi lẽ đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Những người lòng dạ hẹp hòi đôi mắt chỉ chứa đầy khuyết điểm của người khác. Những người tham tài, hám sắc, đôi mắt thường nhìn chòng chọc vào mỹ nữ và túi tiền. Những người thích sinh chuyện thị phi thường dán mắt vào lỗi nhỏ của người khác mà bới bèo ra bọ.
 
Ngược lại, ánh mắt của những người quang minh lỗi lạc thường nhìn thấy sự công bằng và chính nghĩa. Ánh mắt của người khoan dung, đại lượng thường hướng đến tương lai của bản thân. Ánh mắt của người nói là làm thường ẩn chứa sự chân thành và thủ tín.
 
Nhìn cách ăn cơm biết gia giáo
 
Người Á Đông thường thích giáo dục con cái mình trên mâm cơm. Tướng ăn của một người sẽ phản ánh ra sự giáo dưỡng của gia đình ấy. Những người thường lấy một đĩa đầy đồ ăn nhưng lại ăn không hết khi ăn tiệc buffet thì trong cuộc sống cũng thường hoang phí, không biết tiết kiệm. Những người có thói quen hò hét nhân viên phục vụ bàn khi đợi cơm chắc chắn là những người không có giáo dưỡng.
 
Nhìn cách ăn mặc biết gu thẩm mỹ
 
Người có thẩm mỹ cao thường biết khai thác sở trường, che giấu sở đoản của bản thân, ăn mặc và trang điểm phù hợp. Ví như những người bụng phệ sẽ không mặc đồ bó sát, những người chân thô mặc váy dài sẽ đẹp hơn váy ngắn. Khi đi dã ngoại họ sẽ chọn trang phục nhẹ nhàng, thoải mái. Khi đi làm họ ăn mặc đồ công sở gọn gàng, sạch sẽ. Ở nhà nghỉ ngơi họ lại chọn đồ rộng rãi, dễ chịu.
 
Nhìn dáng vóc biết lối sống
 
Những người tuổi còn trẻ mà đã có bụng bia thường là do không thể kiên trì tập thể dục hoặc quá phóng túng bản thân về phương diện ăn uống. Có những người mặc dù tuổi tác đã cao nhưng vẫn giữ được một vóc dáng khoẻ mạnh. Họ không phải là người “ăn mãi cũng không béo” bẩm sinh, mà là biết kiểm soát cái miệng của mình, biết sải bước đôi chân của mình, kiên trì rèn luyện thân thể, ăn ngủ đúng giờ, lựa chọn đồ ăn kỹ càng suốt mấy chục năm, trăm ngày như một ngày.
 
“Tướng do tâm sinh”, câu nói này dẫu trải qua ngàn năm vẫn còn nguyên giá trị. Vẻ bề ngoài dẫu được chăm chút tới đâu cũng chẳng thể che giấu được bản chất. Chỉ khi tu tâm dưỡng tính, lựa chọn cho mình một lối sống lành mạnh, con người mới thực sự trở nên xinh đẹp và cuốn hút.
 
Tâm sinh tướng có thật không?
 
Liên quan đến tâm sinh tướng, tâm là: Trong Phật gia và cả Đạo gia, tâm có ý nói về ý tinh thần, được thể hiện qua những suy nghĩ, ý thức, tư tưởng của một người.
 
Một người có tâm tốt thì cũng sẽ có tư tưởng tốt. Tâm thể hiện ở tính cách biết độ lượng, bao dung, biết nghĩ cho người khác, sống chân thành, chân thật, biết nhẫn trước mọi nghịch cảnh, không vụ lợi, toan tính ích kỷ cho bản thân.
 
Tướng là: Trong tướng thuật, “tướng” chỉ tướng mặt, và còn chỉ đại thể là toàn bộ tướng mạo.
 
Biểu hiện bên ngoài là tướng mạo; hoạt động bên trong là “tâm”. “Tướng” là phản ánh ra ngoài của “tâm”; “tâm” thế nào thì “tướng” thế nấy; “tướng” là tuỳ theo “tâm” biến hoá mà biến hoá theo. Nói cách khác, “tâm” là nhân của “tướng”, “tướng” là quả của “tâm”.
 
Tại sao nói tâm sinh tướng?
 
Theo ý kiến của các chuyên gia, nếu như trong lòng luôn an nhiên, vui vẻ, dễ chịu thì lượng máu chảy về phía bề mặt da sẽ tăng lên. Lòng thanh thản bao dung, quang minh chính đại là trạng thái cảm xúc tốt sẽ giúp ngũ tạng yên định, thân thể sẽ khỏe mạnh, mang đến sắc mặt hồng hào và sáng bóng hơn. Khi người khác nhìn vào sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái và giao tiếp thân thiện. Người sở hữu dung mạo phúc hậu với những đường nét hài hòa, đẹp đẽ thường có tính cách đoan trang, dịu dàng và được may mắn mỉm cười trong cuộc sống.
 
Người hay có những trạng thái cảm xúc không tốt như căng thẳng, ức chế, chi li tính toán, âm mưu những việc ác, thường bị rối loạn nội tiết khiến cho lượng máu cung cấp cho da sẽ giảm đi. Theo đó, sắc mặt sẽ dần mất đi vẻ sáng bóng và mỗi lúc một khô sạm, nhăn nheo. Tâm tình không tốt kéo dài trong một thời gian sẽ gây mất ngủ, dẫn đến thần kinh suy nhược và làn da bị lão hóa. Dung mạo của người này sẽ trở nên xấu xí và mang bộ mặt dữ tợn.
 
Tâm sinh tướng nghĩa là gì:
 
Ý nghĩa của câu nói tâm sinh tướng đó là nhấn mạnh vai trò quyết định cái “tâm” đối với cái “tướng” của con người. Tâm đóng vai trò mấu chốt cực kỳ quan trọng của tướng, nhìn tướng không bằng nhìn tâm. Bên cạnh đó, biến hoá của diện tướng cũng là biến hoá của tâm biểu hiện ra bên ngoài.
 
Tướng tự tâm sinh là gì?
 
Thời cổ đại có câu: tướng tùy tâm sinh tướng tùy tâm diệt (tướng sẽ do tâm mà sinh; có tướng mà không có tâm thì tướng ấy cũng tuỳ tâm mà tiêu mất). Những lời này nói rõ, tướng mạo của một con người sẽ biến đổi theo tâm niệm thiện ác của người đó. Không may mắn sở hữu hung tướng ngay từ khi sinh ra. Tuy nhiên, nếu có tấm lòng từ bi, làm nhiều việc thiện thì tướng mạo hung ác sẽ chuyển thành cát tướng. Ngược lại, một người được sở hữu phúc tướng mà trong lòng tham lam, đầy mưu mô, xảo quyệt, oán hận… và không biết hành thiện tích đức thì phúc tướng kia sẽ dần dần tiêu tan mất.
 
“Vị tướng nhân chi tướng, tiên thính nhân chi thanh, vị thính nhân chi thanh, tiên sát nhân chi hành, vị sát nhân chi hành, tiên khán nhân chi tâm”. Có nghĩa rằng: khi muốn đánh giá một người, hãy đừng nhìn tướng mạo trước mà nên nghe thanh âm của người ta; cũng đừng vội nghe thanh âm người mà cần bình tĩnh quan sát hành vi; cũng đừng vội đánh giá một người qua quan sát hành vi, mà trước tiên hãy xét cái tâm của người ta.
 
Tại sao nói tâm sinh tướng?
 
Có câu: “Tâm sinh tướng mạo hay tướng do tâm sinh”. Giải thích câu tâm sinh tướng ý nói rằng tâm tính của một người như thế nào thì bên ngoài tướng mạo sẽ biểu hiện ra như thế ấy. Dựa trên các đặc điểm hiển hiện trên khuôn mặt của một người mà có thể đoán được tâm tư (ý nghĩ).
 
Về mặt khoa học, theo Trung y cổ đại, tướng mạo của một người là sự kết hợp giữa “hình” và “thần”. Trong đó, hình là dung mạo được trời phú, thần thái được quyết định từ quá trình tu dưỡng. Trong sinh hoạt hàng ngày, từng ý từng niệm đều ngưng tụ trên gương mặt của họ. Hay nói cách khác đó là “những gì bên trong sẽ hiện ra bên ngoài” (hữu chư nội tất hình chư ngoại).
 
Có câu: “Người ta là hoa đất” – người là tinh hoa của trời đất, ngay từ khi sinh ra đã là cái linh khí thuần khiết của đất trời. Muốn thay đổi số mệnh không có cách nào hơn đó là hành thiện, và cũng phần nào sẽ giúp thay đổi tướng mạo của mỗi người. Cũng như tài phú sẽ đến từ việc năng làm từ thiện, dung mạo xinh đẹp có được từ tính khí ôn hòa thuần thiện, sự thanh cao đến từ sự khiêm nhường.
 
Tâm sinh tướng có đúng không?
 
Có thể thấy rằng, tướng chính là “quả” của tâm. Người có thiện tâm thì có thể biến hung tướng thành phúc tướng. Người này dù gặp dữ cũng sẽ hóa lành. Theo quan niệm, “Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển”, có nghĩa rằng điều then chốt đó là ở tự tâm. Vì tâm sinh tướng tướng sinh tài nên muốn vượt qua mọi hoàn cảnh dù khó khăn, sóng gió, con người cần có tâm niệm tốt. Nếu tâm không vững sẽ tránh khỏi bị hoại, diệt…
 
Thay đổi tướng mạo để thay đổi vận mệnh
 
Ít ai biết rằng, tướng mạo có thể thay đổi. Từ tướng mạo thay đổi mà cải vận được số mệnh là điều hoàn toàn có thể. Cũng bởi dung mạo là yếu tố bên ngoài quyết định khá nhiều đến số mệnh của một người và là một khía cạnh báo trước vận mệnh tương lai nên không ít người đổ xô đi phẫu thuật thẩm mỹ để chỉnh sửa lại những nét xấu trên gương mặt. Đừng nghĩ rằng nhân tướng chỉ dừng lại là những nét “cha sinh mẹ đẻ” thể hiện trên gương mặt, như gò má cao hay thấp, răng đều hay khấp khểnh,.. Còn một loại tướng khác mà nhiều người không thể nhìn ra đó là những huyết mạch, thần thái ẩn sâu phía sau.
 
Vậy, đổi tướng mạo như thế nào cho cuộc sống bớt khổ ?
 
Câu trả lời đó chính là thay đổi Tâm. Chính từ cái tâm tốt sẽ giúp bề ngoài của bạn thay đổi. Tâm tốt giúp cải thiện được tướng mạo tốt đẹp từ trong ra ngoài và giúp tỏa ra một loại sức hấp để người khác nảy sinh lòng ái mộ khi nhìn vào. Cũng bởi sắc đẹp được toát ra từ cái nhìn trong tâm người ta, nên mới có câu “nhìn người tình cứ ngỡ Tây Thi”. Chung quy lại, một tâm hồn đẹp đẽ là yếu tố tiên quyết khi muốn có tướng mạo xinh đẹp.
 
Ngoài việc tu bản thân trước những sân si của cuộc sống, để có tâm tốt, chúng ta cần biết tích và cải thiện thêm phần phúc. Theo đó, người có phúc sẽ gặp được nhiều thành công và may mắn trong cuộc sống. Để từ đó thay đổi được vận mệnh. Phúc phận của con người ngoài có được nhờ quyết tâm tu tính, sống giản dị, hoà đồng, không tham-sân-si, còn được duy trì và phát triển bằng các yếu tố sau:
 
Lương thiện
Kiên cường
Tự tin
Khí chất
Có hoài bão
 
Trái tim có đủ tâm sẽ giúp bạn sở hữu dung mạo đủ tầm để từ đó có thể thay đổi số mệnh trở nên tốt đẹp hơn. Với những luận giải trên, chắc hẳn bạn đã có thể nắm được ý nghĩa của câu nói “tâm sinh tướng”. Có thể, đây sẽ là một cơ hội tốt để bạn tìm thấy con đường “cải vận” cuộc sống của mình.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây