Đó là kết quả khảo sát hơn 240 chủ doanh nghiệp gia đình tại Việt Nam và 1.300 chủ doanh nghiệp trên khắp châu Á.
Nghiên cứu này được thiết kế để khám phá cách thức vận hành của các chủ doanh nghiệp thế hệ đầu tiên ngày nay. Nghiên cứu đã xem xét những nhận thức và thái độ của các chủ doanh nghiệp đối với rủi ro, kế hoạch nghỉ hưu kế nhiệm và triển vọng tương lai về mô hình kinh doanh gia đình trong thập kỷ tới.
Cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 12 năm 2019 và đã thu thập được ý kiến phản hồi của 1.378 chủ doanh nghiệp tại 6 thị trường: Việt Nam, Indonesia, Hồng Kông, Malaysia, Philippines và Singapore. Họ được chia làm 3 nhóm: khởi nghiệp (0 đến 5 năm), công ty tăng trưởng (6 đến 10 năm) và công ty trưởng thành (trên 10 năm).
Các công ty gia đình là nền tảng của các nền kinh tế châu Á. Vẫn còn nhiều lợi thế để điều hành một công ty gia đình ở châu Á. Nhưng thế hệ trẻ làm chủ doanh nghiệp đang nghĩ khác về tương lai doanh nghiệp của họ.
Họ thích xây dựng nhanh, bán và nghỉ hưu sớm, thay vì truyền lại cho gia đình như đã từng được ưa chuộng trong quá khứ. Đại dịch COVID-19 cũng đã tạo ra nhiều thách thức nghiêm trọng cho các doanh nghiệp, làm phức tạp thêm kế hoạch nghỉ hưu và kế nhiệm.
Có khoảng cách trong bảo vệ sức khỏe và bệnh hiểm nghèo khi COVID-19 xuất hiện
Theo khảo sát, 74% chủ doanh nghiệp trưởng thành hiện đã có bảo hiểm y tế cá nhân, 67% đã mua bảo hiểm cho nhân sự chủ chốt. Ngược lại, chỉ có 53% chủ doanh nghiệp khởi nghiệp, và 51% chủ doanh nghiệp tăng trưởng có bảo hiểm y tế cá nhân và 33% chủ doanh nghiệp khởi nghiệp và tăng trưởng đã mua bảo hiểm bảo vệ cho nhân sự chủ chốt.
Ngoài ra, chỉ có 53% doanh nghiệp khởi nghiệp đã mua bảo hiểm y tế và tai nạn cho người lao động, trong khi tỷ lệ này ở các doanh nghiệp trưởng thành là 78%.
Quan điểm khác nhau về mô hình kinh doanh hộ gia đình trong tương lai
Hơn 60% chủ doanh nghiệp cho rằng mô hình kinh doanh gia đình có nhiều ưu điểm. Cụ thể, chủ doanh nghiệp có 63% cam kết của lãnh đạo với công ty, 60% có khả năng đưa ra tầm nhìn dài hạn về sự phát triển doanh nghiệp. Có 85% các công ty gia đình sẽ có khả năng cạnh tranh hơn và 80% cung cấp nhiều đổi mới về công nghệ, kinh doanh hơn trong tương lai.
Tồn tại và kinh doanh liên tục phải là ưu tiên
Ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch kế nhiệm của tất cả chủ sở hữu doanh nghiệp Việt Nam là sự tồn tại và tiếp tục kinh doanh của công ty (66%), nhất là các chủ doanh nghiệp trưởng thành (86%). Giữ gìn di sản và danh tiếng của người sáng lập cũng là ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp trưởng thành (68%) và có ít người quan tâm đến sự hòa thuận gia đình (52%).
Có dấu hiệu cho thấy các chủ doanh nghiệp có thể bắt đầu kế hoạch nghỉ hưu quá muộn, các chủ doanh nghiệp trưởng thành trung bình mong muốn sẽ nghỉ hưu ở tuổi 56, tức là muộn hơn 9 năm so với các chủ doanh nghiệp khởi nghiệp.
Khi xem xét các chiến lược rút lui, nhiều chủ doanh nghiệp trưởng thành của Việt Nam (59%) tìm cách chuyển giao công ty cho con cháu hoặc các thành viên khác trong gia đình.
Tuy nhiên, khi các chủ doanh nghiệp của Việt Nam nhận thức được sự cần thiết của kế hoạch kế nhiệm, và để thực hiện sớm, họ có thể bị mắc kẹt trong kế hoạch của chính mình vì hơn 60% chủ doanh nghiệp được khảo sát không biết họ sẽ sử dụng cơ cấu tổ chức quản trị nào và con số đáng kinh ngạc là 84% chủ doanh nghiệp được khảo sát sẽ không tìm kiếm tham vấn bên ngoài.
Các chủ doanh nghiệp khởi nghiệp và tăng trưởng thì cởi mở hơn trong việc tìm kiếm ý kiến tham vấn.
Đại dịch COVID-19 đã tạo ra những thách thức nghiêm trọng cho các doanh nghiệp.
Mặc dù ưu tiên hàng đầu của các chủ doanh nghiệp là chèo lái doanh nghiệp của họ vượt qua đại dịch an toàn, các chủ doanh nghiệp không nên bỏ qua các kế hoạch dài hạn và cần có cái nhìn toàn diện về các giải pháp tài chính hiện có để bù đắp cho các rủi ro cũng như để bảo vệ và củng cố các kế hoạch kinh doanh và kế nhiệm của họ cho các thế hệ sau.
Lưu ý: Tất cả số liệu tính theo đô la Canada